Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ thông tin dưới để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy lịch sử.
Điều quan trọng cần lưu ý các sơ đồ này chỉ là một công cụ, và phải được kết hợp với phương pháp dạy học tích cực để phát huy tối đa hiệu quả.
Trong hoạt động này, học sinh nên được tổ chức, hướng dẫn để tham gia một cách tích cực vào việc thu thập và sắp xếp thông tin trong sơ đồ và học cách xử lý thông tin theo nhiều cách khác nhau.
1. Công cụ phân loại, sắp xếp các sự kiện
2. Sơ đồ mối quan hệ nguyên nhân và hệ quả của các sự kiện
3. Sơ đồ giải pháp và giải pháp thay thế
4. Sơ đồ so sánh quan điểm, góc nhìn trong tư liệu
5. Sơ đồ thể hiện các luận điểm, luận chứng cho một vấn đề lịch sử
6. Sơ đồ trình bày quan điểm và quan điểm đối lập
7. Sơ đồ trình bày quan điểm, lập luận và bằng chứng
8. Sơ đồ trình bày quan điểm, đồng tình và phản đối
9. Sơ đồ trình bày quan điểm về một vấn đề Lịch sử
Trong quá trình dạy học, các thầy cô có thể sử dụng các mẫu sơ đồ, đưa thành các phiếu bài tập phát cho học sinh cùng với các tư liệu tham khảo.
Sau khi kết thúc hoạt động, nên có phần suy ngẫm về vai trò của các sơ đồ trong việc trình bày các thông tin.
Nguyễn Hữu Long
(Bài viết này thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.)