5 Sự kiện lịch sử đương đại mà giáo viên nên đưa vào chương trình giảng dạy

Cách đây không lâu, một học sinh đã hỏi tôi về một thông tin mà con đã xem trên mục tin tức về Thế vận hội Olympic mùa đông Sochi. Câu hỏi của con không phải là về một sự kiện thể thao mà là sự an toàn trong thế vận hội vì các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các vận động viên từ phương Tây.

Cách đây không lâu, một học sinh đã hỏi tôi về một thông tin mà con đã xem trên mục tin tức về Thế vận hội Olympic mùa đông Sochi. Câu hỏi của con không phải là về một sự kiện thể thao mà là sự an toàn trong thế vận hội vì các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các vận động viên từ phương Tây. Tôi đã cố gắng giải thích cho con hiểu nguyên nhân là do sự khác biệt về văn hóa và quan điểm chính trị mà dẫn đến các cuộc tấn công khủng bố như vụ ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ. Nhưng cách tôi cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa các sự kiện này không rõ ràng như tôi mong đợi bởi vì học sinh lớp 9 của tôi, sinh năm 2000, không biết chuyện gì đã xảy ra vào ngày 11/11. Tất nhiên con đã nghe về các cuộc tấn công, nhưng con không hiểu được bối cảnh đằng sau sự kiện.

Cuộc trò chuyện này khiến tôi suy nghĩ về các sự kiện quan trọng khác trong thế kỷ 21 sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của học sinh mà chúng không biết. Một số sự kiện có thể đã được đề cập trong chương trình giảng dạy, nhưng có thể tăng cường hơn nữa bằng cách kết hợp giảng dạy với các lĩnh vực nội dung khác. Các cuộc thảo luận này có thể giúp cải thiện sự hiểu biết và nhận thức toàn cầu của học sinh. Đặc biệt là trong bối cảnh ngày này, khi các con trưởng thành trong thế giới kết nối kỹ thuật số, nơi không có gì xảy ra riêng biệt.

Tôi đã tạo bên dưới một danh sách các sự kiện mà tôi tin rằng học sinh có thể phát triển hiểu biết sâu sắc hơn về chúng. Thay vì chỉ liệt kê các sự kiện, tôi đã trình bày chi tiết dưới đây một vài lý do tại sao mỗi sự kiện nên được đưa ra thảo luận.

  1. 9/11 Cuộc tấn công khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố (2001-nay)
  • Điều này giúp học sinh nhớ lại sự kiện về gần 3.000 người Mỹ đã bị giết.
  • Những cuộc tấn công này đã dẫn đến cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq.
  • Chiến dịch Tự do Bền vững vẫn đang được các quân đội Mỹ triển khai.
  • Chính phủ Mỹ đã chi gần 8 nghìn tỷ đô la kể từ năm 2001 cho vấn đề an ninh quốc gia.
  • Chính phủ đã gia tăng trong chi tiêu cho các hoạt động tình báo và giám sát của công dân trên toàn thế giới.
  • Đây là câu chuyện đằng sau việc xây dựng tháp Tự do ở thành phố New York.
  1. Mùa xuân Ả Rập (2010-nay)
  • Một cuộc chiến nổi dậy dẫn đến nhiều cuộc nội chiến (cuộc chiến của Syria tiếp tục), rối loạn dân sự, thay đổi của chính phủ, các cuộc biểu tình lớn và nhỏ, và lật đổ toàn bộ chính phủ (Ai Cập, Libya, Tunisia và Yemen).
  • Sự lan truyền thông tin nhanh chóng do các trang mạng xã hội.
  • Những thay đổi này đã dẫn đến việc tạo ra các chính phủ mới.
  • Các cuộc nổi dậy đã thu hút sự ủng hộ của quốc tế đối với những người biểu tình và lên án bởi chính phủ về bạo lực đối với công dân của các nước này.
  1. Khủng hoảng tài chính thế giới (2007-2009)
  • Sự kiện này được một số nhà kinh tế xem là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
  • Các chính phủ đã nỗ lực hết sức để bảo lãnh các ngân hàng và doanh nghiệp tư nhân.
  • Tăng trưởng nóng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm thị trường nhà ở năm 2006, dẫn đến việc trục xuất và tịch thu nhà cửa.
  • Sự gia tăng thất nghiệp toàn cầu.
  • Một số nước vẫn đang phục hồi từ các khoản lỗ tài chính.
  • Quốc hội đã thông qua Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 2009 Dự luật Dodd-Frank năm 2010 (cải cách Phố Wall) do hậu quả của việc quản lý tài chính kém.
  1. Thiên tai (Đầu thế kỷ 21)

Mỗi sự kiện sau đây đã thu hút sự hỗ trợ quốc tế sâu rộng.

  • Sóng thần Tohoku (2011), do trận động đất 9.0 ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, dẫn đến sự sụp đổ của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Số người chết đạt 18.400.
  • Ngày Tsunami Boxing (2004) là do trận động đất 9,2 ở Ấn Độ Dương gây ra. 230.000 người đã thiệt mạng tại 14 quốc gia khác nhau.
  • Myanmar (còn được gọi là Miến Điện) chịu tác động của trận bão Cyclone Nargis (2008) gây ra cái chết của hơn 146.000 người.
  • Trận động đất Haiti (2010) dẫn đến cái chết của hơn 316.000 người.
  1. Cách mạng mạng xã hội (2000-nay)
  • Học sinh của chúng ta đã trở thành công dân kỹ thuật số!
  • Các trang mạng xã hội được 73% người trưởng thành ở Hoa Kỳ sử dụng (Dự án Internet Pew).
  • Hiện có hơn một tỷ người dùng Facebook và trang mạng xã hội đó hiện đã được mười tuổi.
  • Hơn sáu tỷ giờ video được xem mỗi tháng trên YouTube, với 100 giờ video được tải lên mỗi phút!
  • Các tranh chấp pháp lý hiện phổ biến giữa sinh viên đại học, các nhân viên của các công ty và trường đại học về vi phạm quyền riêng tư liên quan đến các trang mạng xã hội.
  • Chúng ta đang bắt đầu thấy các tranh chấp pháp lý liên quan đến việc các cơ quan chính phủ giám sát lưu lượng truy cập kỹ thuật số của người dân.

Bạn đang thảo luận với học sinh của mình về những chủ đề nào? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi!

JOSH WORK

Nguyễn Hữu Long dịch

Comments (0)
Add Comment