6 Năng lực cơ bản của tư duy Lịch sử

Khi chuyển từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình dạy học phát triển năng lực, vấn đề cốt lõi nhất đối với giáo viên là phải xác định được các năng lực cần hình thành cho học sinh. Đó là những năng lực nào? Những năng lực đó bao gồm các kĩ năng/năng lực thành phần nào? Làm thế nào để xây dựng và thiết kế được các hoạt động dạy học làm minh chứng cho các năng lực cần hình thành ở học sinh?

Khi chuyển từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình dạy học phát triển năng lực, vấn đề cốt lõi nhất đối với giáo viên là phải xác định được các năng lực cần hình thành cho học sinh. Đó là những năng lực nào? Những năng lực đó bao gồm các kĩ năng/năng lực thành phần nào? Làm thế nào để xây dựng và thiết kế được các hoạt động dạy học làm minh chứng cho các năng lực cần hình thành ở học sinh?

Những vấn đề đó sẽ được giải quyết trong nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng rằng, với những gợi ý chi tiết và cụ thể, các thầy cô sẽ có cơ sở để áp dụng lý thuyết dạy học phát triển năng lực vào thực tiễn dạy học lịch sử của mình.

6 Năng lực quan trọng trong Tư duy lịch sử

Làm thế nào chúng ta có thể quyết định, điều gì là quan trọng khi học về quá khứ?

Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG

Làm thế nào chúng ta biết được những gì chúng ta nhận thức được về quá khức?

 

BẰNG CHỨNG

Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được sự phức tạp của quá khứ?

 

TIẾP NỐI VÀ THAY ĐỔI

Các khía cạnh ·   Kết quả

Sự kiện, con người hoặc sự phát triển có tác động lớn, đối với nhiều người, trong một thời gian dài.

 

·   Giải quyết ván đề

Sự kiện, nhân vật làm sáng tỏ những vấn đề lớn tồn tại lâu dài hoặc mới xuất hiện trong lịch sử và cuộc sống đương đại.

 

·   Sự kiện/nhân vật chiếm một vị trí có ý nghĩa trong câu chuyện.

·  Cần có những câu hỏi để biến một nguồn tư liệu thành bằng chứng, câu hỏi đầu tiên là “nó là gì?”

·  Tác giả: Vị trí của người tạo ra bằng chứng/tư liệu là điều cần lưu ý.

·  Các tư liệu gốc có thể cho biết các thông tin về mục đích (có ý thức) của tác giả cũng như các giá trị và thế giới quan (vô thức) của tác giả.

·   Một tư liệu phải được nghiên cứu với quan điểm của bối cảnh lịch sử mà nó ra đời và tồn tại.

·  Phân tích các tư liệu cũng nên cung cấp bằng chứng mới về bối cảnh lịch sử của nó.

·   Tính liên tục và sự thay đổi có mối quan hệ với nhau: các quá trình thay đổi thường liên tục, không phải là chuỗi các sự kiện rời rạc.

·   Một số khía cạnh của cuộc sống thay đổi nhanh hơn trong một số giai đoạn so với những giai đoạn khác. Các bước ngoặt giúp xác định được sự thay đổi.

·   Phát triển và tụt hậu là những khái niệm cơ bản để đánh giá về sự thay đổi.

·   Trật tự sự kiện phân kỳ lịch sử có thể giúp chúng ta cấu trúc, sắp xếp lại sự tiếp nối và thay đổi.

Ở mức độ trung bình, hầu hết học sinh có thể: ·  Chứng minh một sự kiện, nhân vật có ý nghĩa quan trọng, bằng cách cho thấy nó được lồng vào một câu chuyện lớn hơn, có ý nghĩa HOẶC bằng cách cho thấy nó làm sáng tỏ một vấn đề đang tồn tại hoặc đang nổi lên.

·  Giải thích làm thế nào và tại sao ý nghĩa lịch sử thay đổi theo thời gian và giữa các nhóm/xã hội.

·  Sử dụng một số tư liệu gốc để đưa ra quan điểm cá nhân về một sự kiện, nhân vật lịch sử. ·   Giải thích cách một số sự kiện, hiện tượng vẫn có sự tiếp nối trong khi những sự kiện, hiện tượng khác lại có sự thay đổi trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào.

·   Xác định những thay đổi theo thời gian trong các khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta thường nhầm tưởng là sự tiếp nối; và để xác định sự tiếp nối trong các khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta thường cho là đã thay đổi theo thời gian.

·   Hiểu rằng chu kỳ và các phán đoán về sự tiến bộ và thụt lùi có thể khác nhau tùy theo mục đích và quan điểm.

Gợi ý nhiệm vụ cho học sinh: ·   Giải thích điều gì khiến cho […] quan trọng/ có ý nghĩa lịch sử quan trọng.

·   Chọn “một sự kiện quan trọng nhất” và giải thích lựa chọn của mình. Ví dụ, sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỉ X là Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.

·   Xác định và giải thích sự khác biệt trong cách lựa chọn và đánh giá các sự kiện/nhân vật quan trọng giữa các nhóm/ xã hội. (Tại sao chúng ta cho rằng triều đại nhà Tây Sơn có ý nghĩa quan trọng trong khi nhiều người thì không cho là như vậy)

·  Khởi tạo các câu hỏi về một tư liệu gốc, mà câu trả lời của nó sẽ giúp làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử.

·  Phân tích một tư liệu gốc dựa trên các mục đích, giá trị và thế giới quan của tác giả.

·  So sánh quan điểm và tính giá trị của một số tư liệu gốc.

·  Đánh giá những thông tin có thể và không thể được trả lời bởi các tư liệu gốc cụ thể

·  Sử dụng các tư liệu gốc để xây dựng một lập luận hoặc tường thuật về một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

·   Sắp xếp được các hình ảnh theo thứ tự thời gian, giải thích lý do tại sao chúng được sắp xếp theo thứ tự như vậy.

·   So sánh hai (hoặc nhiều) tài liệu từ các khoảng thời gian khác nhau và giải thích những gì đã thay đổi và những gì vẫn tiếp nối/giữ nguyên theo thời gian.

·   Đánh giá sự tiến bộ và thụt lùi theo quan điểm của các nhóm khác nhau trong một thời điểm nhất định.

Chúng ta giải thích những tác động của các quyết định và hành động trong quá khứ như thế nào?

NGUYÊN NHÂN & HỆ QUẢ

Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được tốt hơn về cuộc sống của con người trong quá khứ?

GÓC NHÌN, QUAN ĐIỂM

Những điều gì chúng ta học được từ quá khứ giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống hiện tạo?

ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH ĐỘNG

Các khía cạnh ·    Cá nhân hoặc nhóm người trong lịch sử là những chủ thể tạo nên/gây ra thay đổi trong lịch sử.

·    Họ làm như vậy trong một bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, lịch sử – những yếu tố giới hạn cho sự thay đổi.

·    Hành động thường gây ra hậu quả không lường trước được.

·  Theo quan điểm của các nhân vật lịch sử phụ thuộc vào bằng chứng để suy luận về cách mọi người cảm nhận và suy nghĩ.

·  Điều quan trọng là tránh chủ nghĩa hiện tại – sự áp đặt các ý tưởng hiện tại lên các nhân vật, sự kiện trong quá khứ.

·  Các sự kiện hoặc nhân vật cụ thể, thường có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Khám phá những điều này là chìa khóa để hiểu sự kiện.

·  Nhìn nhận dựa trên quan điểm của một nhân vật lịch sử không có nghĩa là đồng nhất với quan điểm của nhân vật đó.

·   Tất cả các nhân vật, sự kiện lịch sử có ý nghĩa đều liên quan đến một vấn đề đạo đức ngầm hoặc rõ ràng.

·   Khi đưa ra các phán đoán đạo đức về các hành động trong quá khứ, chúng ta luôn có nguy cơ áp đặt các tiêu chuẩn “đúng” và “sai” của chính mình lên quá khứ.

Ở mức độ trung bình, hầu hết học sinh có thể: ·    Xác định mối quan hệ tác động lẫn nhau của hành động có chủ đích của con người và những giới hạn hành động của con người trong việc tạo ra thay đổi.

·    Phân loại các nguyên nhân khác nhau cho một sự kiện cụ thể, sử dụng một hoặc nhiều tư liệu về nguyên nhân của sự kiện đó.

·    Có thể tạo ra các giả thuyết lịch sử (ví dụ: nếu Pháp không nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858, thì…)

·   Nhận ra được những quan điểm hiện đại về các sự kiện Lịch sử.

·   Sử dụng bằng chứng và hiểu biết về bối cảnh lịch sử để trả lời các câu hỏi tại sao các nhân vật lịch sử lại hành động theo cách họ đã làm (hoặc suy nghĩ về những gì họ đã làm) ngay cả khi hành động nhân vật tưởng chừng có vẻ phi lý hoặc không thể giải thích được hoặc khác biệt hoàn toàn với cách chúng ta làm hoặc nghĩ.

·     Đưa ra nhận định, đánh giá về hành động của những người trong quá khứ, nhận biết bối cảnh lịch sử mà họ đang sống và hoạt động.

·     Sử dụng các câu chuyện lịch sử để đưa ra các nhận định, liên hệ về các vấn đề đạo đức và chính sách trong hiện tại.

Gợi ý nhiệm vụ cho học sinh: ·    Liên hệ với một sự kiện xảy ra hàng ngày (ví dụ như một vụ tai nạn ô tô) để tìm nguyên nhân sâu xa của nó

·    Phân tích một sự kiện lịch sử và xác định “các loại nguyên nhân” (ví dụ: kinh tế, chính trị, văn hóa; chủ quan, khách quan).

·    Kiểm chứng mối quan hệ giữa động cơ cá nhân và ý định với hậu quả do hành động của nhân vật gây ra.

·    Biểu đồ nguyên nhân của sự kiện […] và giải thích sự sắp xếp của các nguyên nhân.

·    Làm thế nào mọi người vào thời điểm đó có thể giải thích nguyên nhân của sự kiện […] và điều đó khác gì so với cách chúng ta giải thích về sự kiện?

·   Viết một bức thư, nhật ký, poster (v.v.) theo quan điểm của […], dựa trên một số tư liệu do giáo viên cung cấp hoặc các tư liệu mà học sinh tìm thấy.

·   So sánh các tư liệu gốc được viết (hoặc vẽ, v.v.) từ hai quan điểm đối lập hoặc khác nhau về một sự kiện nhất định. Giải thích sự khác biệt của chúng.

·     Xem xét một vấn đề lịch sử liên quan đến xung đột [ví dụ: các cuộc khởi nghĩa nông dân thời phong kiến], xác định các quan điểm tồn tại vào thời điểm đó và giải thích cách mà những xung đột lịch sử này có thể giáo dục chúng ta ngày nay.

·     Học sinh xác định một vấn đề đạo đức ngày nay [ví dụ: Vai trò của người dân trong việc gìn giữ hòa bình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường], tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của nó, giải thích ý nghĩa của lịch sử của nó đối với cuộc sống ngày nay.

 

Giáo viên Lịch sử

(Nguồn: www.historybenchmarks.ca)

Tham khảo Bộ tài liệu 101 Ý tưởng sáng tạo Dạy học Lịch sử để tìm hiểu thêm về các năng lực của bộ môn và các hoạt động để hình thành năng lực tư duy lịch sử cho học sinh.

_________________________________________________________________________________________

Việc sử dụng hoặc trích dẫn hoặc sao chép các nội dung bài viết phải được sự đồng ý chính thức từ người sáng lập Dự án. Khi sử dụng phải giữ nguyên bản gốc và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

 

dạy học phát triển năng lựcNăng lực bộ môn lịch sửTư duy lịch sư
Comments (0)
Add Comment