Trong bộ phim Đến thượng đế cũng phải cười, nhân vật Xi đến từ sa mạc Kalahari (trong phim được gọi là Bushmen) là một người sống cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Giống như tất cả các xã hội khác, họ có một tập hợp các niềm tin và giá trị sống, và điều đó rất có ý nghĩa đối với— nói cách khác, đó là một thế giới quan. Bộ phim đặt ra một câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra với thế giới quan của một xã hội nếu nó bị thách thức bởi một thứ gì đó từ bên ngoài? Đối với Xi, “cái gì đó” là một chai Cocacola từ trên trời rơi xuống.
Nhưng làm thế nào một cái chai lại có thể ảnh hưởng đến một xã hội? Đối với Xi và dân làng, vật thể này hoàn toàn xã lại và gây hoang mang. Bởi vì nó từ trên trời rơi xuống, họ xem nó như một món quà từ các vị thần. Bởi vì họ không biết nó là gì, họ thử những cách khác nhau để điều chỉnh và đưa nó vào cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, vật thể lại đó đã dẫn đến những thay đổi trong xã hội của họ. Chẳng bao lâu, mỗi thành viên của bộ tộc muốn chiếm nó làm của riêng cho mình, và xung đột nảy sinh. Mọi người bắt đầu cư xử theo những cách chưa từng được biết đến trước khi “món quà từ các vị thần” này xuất hiện. Xi nhận ra rằng vật thể này nguy hiểm cho người dân của mình; cách sống của họ đã xáo trộn. Anh ta quyết định mạo hiểm đến tận cùng Trái đất và trả lại món quà cho các vị thần thay vì nhìn cách sống của người dân anh ta thay đổi theo cách không muốn.
Những gì đã xảy ra trong “Thượng đế cũng phải cười” có thể được tóm tắt như sau:
Biệt lập => Giao lưu, tiếp xúc văn hóa => Thay đổi
Các thầy cô có thể đọc nội dung tại đây: