CHƯƠNG 2_SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI

Ở chương trước, các bạn đã được khám phá các khía cạnh của xã hội, tôn giáo và sự giao lưu kinh tế đã ảnh hưởng đến thế giới quan thế nào. Các bạn cũng biết được các thành thị – nơi hàng hóa được trao đổi, đã phát triển ra sao trên khắp Tây Âu. Trong chương này, các bạn sẽ tìm hiểu về sự phát triển của thương mại và buôn bán ở châu Âu thời Phục hưng. Việc giao thương với phương Đông tác động đến xã hội Châu Âu như thế nào? Sự phát triển của thương mại có ảnh hưởng như thế nào đến sự lớn mạnh và phát triển của các thành phố lớn ở Ý?

Vào khoảng năm 1300. Một nhóm đông những người dân  được mời đến dùng bữa tối với anh em nhà Polo ở Venice, Italy.

Marco Polo nhìn vào phòng ăn tối một cách chăm thú thông qua tấm màn cửa. Trên môi của mọi người đều là câu hỏi: Tại sao? Họ đã gặp tất cả những thương nhân là  Marco, Niccolò, Maffeo Polo và nghe kể những câu chuyện kì lạ trên chuyến đi. Nhưng tại sao Marco Polo lại mời họ đến bữa tiệc lớn như này chứ?

Đột nhiên, người nhà Polo bước vào. Họ mặc những cái quần rộng  áo với những mảnh vải được quấn quanh thắt lưng. Trên đầu họ là những cái mũ rộng và nhọn bằng rơm. Marco Polo lấy một nắm đầy kim cương, hồng ngọc, thạch tím và các loại đá quý khác ra khỏi túi và ném lên bàn. Mọi người nhìn chằm chằm trong sự ngạc nhiên. Anh em nhà họ cười và Marco Polo nói rằng: “Giờ thì mọi người đã tin điều chúng tôi nó về Trung Quốc chứ?”.

Câu chuyện đó có đúng sự thật không? Ai mà biết được? Đó là một trong rất nhiều giai thoại xoay quanh Marco Polo. Ông đã viết một cuốn sách về chuyến đi của mình tới nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Trung Quốc. Nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Các học giả ngày nay vẫn tranh luận về những chuyện mà Marco Polo đã thực sự trải qua và những điều ông có được từ những thương nhân khác trên đường đi.

Bạn nghĩ thế giới quan của những thành viên trong gia đình Polo khác với thế giới quan của những người khác (trong thời trung cổ) như thế nào?

Các thầy cô có thể đọc trực tiếp tại đây:

 

Kinh doanhQuan hệ sản xuấtSự nảy sinh chủ nghĩa tư bảnThương mại
Comments (0)
Add Comment