CHƯƠNG 3_TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN

Trong phần đầu của các chương trước, bạn đã thấy được nhiều người ở thời Trung cổ đã tìm đến niềm tin tôn giáo, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống ở thế giới bên kia, để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi như vậy. Những nhà tư tưởng thời Phục hưng —những người chúng ta cho là “nhà nhân văn” ngày nay —đã giải thích lại về những quan niệm của Kitô giáo thời sơ khai. Họ khuyến khích con người thể hiện những suy nghĩ và tài năng của bản thân, và sử dụng chúng cho những lợi ích của xã hội cũng như làm sáng danh Chúa. Những nhà nhân văn ấy đã làm thế để biểu đạt những suy nghĩ của họ và truyền bá chúng ? Quan niệm nhân văn đã có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội châu Âu?

Năm 1504. Các công nhân đã đưa bức tượng bằng đá cẩm thạch lớn của Michelangelo từ xưởng điêu khắc đến toà thị chính Palazzo Vecchio, trung tâm chính trị của thành phố Florence.

Một hòn đá xuyên qua không khí, đập trúng mặt bức tượng điêu khắc. Michelangelo bật khóc như thể chính mình là người bị thương. Ông vội chạy ra xem viên phiến đá cẩm thạch có bị vỡ không. Những người công nhân dừng lại. Đột nhiên, có vài người đàn ông xông ra khỏi con hẻm và kêu lên: “Medici! Medici đến!” trước khi biến mất trên con phố bên cạnh.

Các lãnh đạo chính trị của Florence đã thuê Michelangelo, nhà điêu khắc giỏi nhất ở thời đó, để tạo ra bức tượng. Nó trở thành biểu tượng của thành phố. Michelangelo quyết định chọn David – người anh hùng trẻ tuổi trong Kinh Thánh, người đã đánh bại gã khổng lồ Goliath bằng một chiến súng cao su và hòn đá. Michelangelo muốn dùng nó để động viên người dân của Florence trong cuộc đấu tranh giành tự do và thoát khỏi quyền lực của gia đình Meidici, gia tộc đã kiểm soát thành phố này trong suốt một thời gian dài. Ông đã tạo nên một tuyệt tác dựa theo phong cách của các nhà điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại mà ông ngưỡng mộ. Bức tượng David trở thành đại diện cho vẻ đẹp và sự kiêu hãnh của con người.

“Họ đã đi rồi. Chúng ta tiếp tục thôi,” Michelangelo nói với những người công nhân. Ông nôn nóng muốn  thấy công trình của mình đứng trước Tòa thị chính Palazzo Vecchio.

Các thầy cô có thể đọc trực tiếp tại đây:

 

Chủ nghĩa nhân vănSách giáo khoa CanadaTư tưởng nhân vănVăn hóa phục hưng
Comments (0)
Add Comment