Dạy học sinh cách khai thác tư liệu tranh biếm họa

Tranh biếm họa có thể hài hước, nhưng đó thường không phải là mục đích chính của nó. Chúng chủ yếu được tạo ra để thuyết phục người xem có một cái nhìn cụ thể về một sự kiện lịch sử. Một bức tranh biếm họa thành công có thể làm thay đổi suy nghĩ của một người nào đó hoặc thuyết phục người xem đồng ý với quan điểm của người tạo ra bức tranh. 

Việc diễn giải các tư liệu trực quan, như các bức tranh biếm họa có nhiều điểm khác so với diễn giải nguồn tư liệu viết. Do đó bạn cần phát triển các năng lực riêng biệt.

“Tranh biếm họa” là gì?

Tranh biếm họa chính trị là loại tranh được vẽ để đưa ra một quan điểm hài hước hoặc phê phán một sự kiện tại thời điểm nó được tạo ra. Chúng đặc biệt phổ biến trên những tờ báo hoặc những tạp chí vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ngày nay, tranh biếm họa vẫn được sử dụng trên nhiều tờ báo, tạp chí và trang web.

Tranh biếm họa có thể hài hước, nhưng đó thường không phải là mục đích chính của nó. Chúng chủ yếu được tạo ra để thuyết phục người xem có một cái nhìn cụ thể về một sự kiện lịch sử. Một bức tranh biếm họa thành công có thể làm thay đổi suy nghĩ của một người nào đó hoặc thuyết phục người xem đồng ý với quan điểm của người tạo ra bức tranh.

Làm thế nào tôi hiểu được ý nghĩa của một bức tranh biếm họa?

Việc hiểu nội dung và thông điệp của các bức tranh biếm họa là một điều khó khăn vì chúng ta không sống tại thời điểm bức tranh ra đời. Tuy nhiên, tất cả các bức tranh biếm họa đều có những “mật mã”, thay vì chỉ dựa vào những lời nói để truyền tải thông điệp. Khi hiểu được các mật mã, chúng ta có thể sử dụng nó để “giải mã” thông điệp cụ thể của một bức tranh biếm họa.

Những “mật mã” của tranh biếm họa

  1. Châm biếm (Cường điệu)

Họa sĩ cố tình vẽ người hoặc các nhân vật với các đặc điểm lớn hơn với người bình thường. Họ làm điều này để tạo điểm nhấn. Thường thì điểm nhấn để làm nổi bật một điều gì đó về tính cách của một người. Ví dụ, nếu một người được vẽ với một nụ cười lớn, răng khểnh, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng họ có ý định xấu xa và không đáng tin. Do đó, khi diễn giải một bức tranh biếm họa, hãy tìm kiếm bất kỳ đặc điểm vật lý nào trông có vẻ cường điệu. Sau đó, cố gắng phát hiện xem họa sĩ đang cố gắng nói gì về nhân vật này.

  1. Tên riêng

Để giúp người xem hiểu về điều mà mỗi một nhân vật đại diện trong bức tranh, các họa sĩ thường viết các chú thích hoặc ghi tên những nhân vật chính. Nó thường bao gồm tên của các chính trị gia nổi tiếng hoặc các quốc gia. Do đó, khi diễn giải một bức tranh biếm họa, hãy tìm kiếm các chú thích. Bạn có thể cần phải tìm kiếm thêm thông tin bên ngoài để xác định người đang được nói tới trước khi tiếp tục với phần diễn giải của mình.

  1. Biểu tượng

Các họa sĩ sử dụng những đồ vật hoặc ký hiệu đơn giản, những biểu tượng mà công chúng quen thuộc trong các bức tranh của mình. Những ký hiệu này được sử dụng để đại diện cho một khái niệm hoặc một ý tưởng quan trọng. Ví dụ, sử dụng một “hộp sọ và xương chéo” có thể biểu thị cho “cái chết” hoặc “sự nguy hiểm”. Khi diễn giải một bức tranh biếm họa, hãy xác định các ký hiệu và cố gắng tìm ra ẩn ý của nó.

Dưới đây là một số biểu tượng phổ biến được sử dung trong các bức tranh biếm họa chính trị, cùng với ý nghĩa thông thường của nó:

Biểu tượng Ý nghĩa Biểu tượng Ý nghĩa Biểu tượng Ý nghĩa
Mỏ neo an toàn, an ninh Gấu Nga Chó Bull Vương quốc Anh
Dây xích tù đày, nô lệ Đám đông người lực lượng không thể ngăn cản Thần tình yêu yêu
Ký hiệu đô Mỹ tiền Cửa/cổng đường vào, bước vào Bồ câu hòa bình
Đại bàng  Mỹ Bia mộ chết Thần Chết cái chêt
Búa và Liềm chủ nghĩa cộng sản Thỏ bất cẩn, kiêu ngạo Đồng hồ cát thời gian hạn chế
Rồng Trung Quốc Kangaroo Nước Úc Cừu vô tội
Bạch tuộc tham lam Đà điểu từ chối nghe tin xấu Cú mèo sự khôn ngan
Con rối bị kiểm soát Cầu vồng hi vọng, tương lai Chuột tiêm nhiễm, dịch bệnh
Sao Đỏ chủ nghĩa cộng sản Hoa hồng tình yêu Samurai Nhật Bản
Cừu niềm tin mù quáng Đầu lâu chết Rắn xấu xa, cám dỗ
Mạng nhện kiểm soát, bẫy Mũ đỉnh nhọn người Đức Ngôi sao David Người Do Thái hoặc Israel
Sao và Sọc Mỹ Chữ Vạn Đức quốc xã, chủ nghĩa phát xít Ngai vàng luyền lực
Rùa chậm chạp, dễ bị tổn thương Chú Sam nước Mỹ Bức tường phân chia, tách biệt
Phụ nữ với cờ một quốc gia cụ thể Phụ nữ với chiếc cân sự công bằng Trẻ nhỏ ngây thơ, hồn nhiên, nạn nhân
  1. Chú thích

Một cách khác mà các họa sĩ truyền tải thông tin quan trọng tới khán giả là đưa ra một lời giải thích bằng văn bản thông qua một phần khoanh tròn lời nói của nhân vật hoặc chú thích ở cuối hình ảnh. Nội dung chú thích này sẽ giúp bạn hiểu được các sự kiện và vấn đề lịch sử quan trọng dựa trên hình ảnh.

  1. Định kiến

Một điều phổ biến là các họa sĩ thường sử dụng các hình mẫu để đại diện cho một nhóm người cụ thể (thường mang tính phân biệt chủng tộc). Nó là sự đơn giản hóa về một chủng tộc nào đó. Ví dụ, người Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 đã được vẽ với một cái đuôi sam dài trên đầu. Họa sĩ sử dụng điều này để người xem có thể dễ dàng xác định nhóm người đang được nói đến trong bức tranh. Điều này có thể khiến những người xem bị xúc phạm hoặc tự ái dân tộc. Tuy nhiên, khi bạn đã quen thuộc với các hình ảnh phổ biến của định kiến, bạn có thể xác định được cộng đồng cụ thể đang được bức tranh biếm họa nói tới.

Các định kiến phổ biến: 

Biểu tượng Cộng đồng người Các đặc điểm cường điệu hóa
Người Đức Đội mũ mũi nhọn, cơ thể giống khỉ đột.
Người Trung Quốc Tóc đuôi sam dài, mắt nhỏ, ria mép mỏng, quần áo và mũ kiểu Trung Quốc truyền thống, hai chiếc răng cửa lớn.
Người Nhật Bản Kính tròn, mắt nhỏ, cười toe toét.
Người Úc Đội mũ vành con, cạo râu gọn gàng, quần áo kaki.
Người Do Thái Múi lớn, mũ kiểu cầu nguyện của người Do Thái.
  1. Sự tương đồng

Sự tương đồng là sự so sánh giữa hai điều khác nhau để làm nổi bật sự tương đồng cụ thể trong ý tưởng. Thông qua việc so sánh một vấn đề chính trị phức tạp với các tình huống đơn giản hơn “thường ngày” mà khán giả quen thuộc, một họa sĩ tranh biếm họa có thể dễ dàng truyền tải thông điệp của họ.

Dưới đây là một số sự tương đồng phổ biến và đâu là ý nghĩa của chúng trong các bức tranh biếm họa chính trị:

Sự tương đồng Ý nghĩa Sự tương đồng Ý nghĩa Sự tương đồng Ý nghĩa
Chủ và người làm thuê Cho thấy sự khác biệt về sức mạnh Đóng đinh Cho thấy một sự hi sinh vô tội Đám cưới Cho thấy một mối quan hệ thân thiết
Phụ huynh và Trẻ em Cho thấy sự phụ thuộc hoặc quan tâm Động vật ăn thịt và con mồi Cho thấy sự hủy diệt sắp xảy ta  Tàu chìm Cho thấy một thảm họa

 

Làm thế nào tôi viết phần diễn giải?

Một khi bạn đã tìm hiểu được cấu trúc của bức tranh biếm họa, giờ là lúc bạn có thể bắt đầu viết phần giải thích của mình. Để làm điều này, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Những biểu tượng, định kiến và ký hiệu trong bức tranh biếm họa đại diện cho ai và cái gì?
  • Ai hoặc cái gì được dán nhãn?
  • Những thông tin nào được cung cấp bởi phần chú thích?
  • Đâu là vấn đề chính trị được đề cập trong bức tranh biếm họa? (Bạn có thể cần tìm hiểu thêm thông tin để khám phá điều này).
  • Đâu là sự tương đồng mà bức tranh biếm họa này dựa vào?

Khi bạn đã trả lời được những câu hỏi trên, bạn đã sẵn sàng để trả lời câu hỏi cuối cùng:

  • Đâu là điều họa sĩ muốn khán giả nghĩ về vấn đề?

Tôi sẽ làm gì với phần diễn giải của mình? 

Việc xác định thông điệp của một bức tranh biếm họa không chỉ cho thấy bạn hiểu các tư liệu gốc mà còn giúp bạn phân tích và đánh giá nguồn tư liệu. Ví dụ, việc xác định thông điệp của tư liệu có thể giúp bạn tìm hiểu về:

  • Mục đích của việc bức tranh biếm họa
  • Động cơ của họa sĩ
  • Sự liên quan của nguồn với chủ đề của bạn
  • Tính chính xác của thông tin được trình bày trong bức tranh

Ví dụ: Hãy viết phần diễn giải của bạn cho bức tranh biếm họa bên cạnh:

Bức tranh biếm họa chính trị của tác giả Frith đưa ra nhận xét về mối quan hệ đang dần thay đổi của Úc giữa Anh và Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Họa sĩ thể hiện điều này thông qua ba nhân vật chính. Người đàn ông bên trái rõ ràng là một bức tranh biếm họa thủ tường Úc John Curtin, vì ông thường được vẽ bằng chiếc mũ và chiếc kính đặc biệt của mình. Người phụ nữ bên phải bức tranh mang ý nghĩa tượng trưng cho Vương quốc Anh. Ký hiệu ở đây là Union Jack – lá cờ của Vương quốc

Anh, được vẽ trên tạp dề của bà. Bà được miêu tả như một nhân vật huyền thoại Britannia, người phụ nữ biểu tượng cho nước Anh. Người phụ nữ thứ hai là người Mỹ, vì cô được vẽ với kiểu tóc và quần áo kiểu Mỹ thập niên 1940. Biểu tượng được nhấn mạnh là các sọc của lá cờ Mỹ được vẽ trên tạp dề của cô. Sự tương đồng chính của bức tranh biếm họa sử dụng ý tưởng “giữ lấy tạp dề của mẹ bạn”, ý nói về một đứa trẻ phải phụ thuộc vào mẹ để có được sự thoải mái và an toàn. Sự tương đồng này được thể hiện rõ ràng trong phần chú thích của bức ảnh “chuyển sang các tạp dề mới”. Thông điệp của bức tranh biếm họa là Curtin đang chuyển sự phụ thuộc của Úc từ Anh sang Mỹ để đổi lấy an toàn và được bảo vệ. Nó là một bình luận chấm biếm về sự phụ thuộc như trẻ con của nước Úc trong những năm đầu của chiến tranh thế giới Thứ hai.

Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long dịch

Nguồn: historyskills.com

____________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Khai thác tư liệuNăng lực tư duy lịch sửTranh biếm họaXử lý tư liệu
Comments (0)
Add Comment