Khi phân tích một tư liệu, bạn cần biết rằng, mọi tư liệu đều được tạo ra vì những mục đích cụ thể. Việc xác định mục đích của tư liệu sẽ giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp và độ tin cậy của tư liệu.
Mục đích của tư liệu là gì?
Mục đích của tư liệu chính là lý do ban đầu khiến cho tư liệu được tạo ra. Người tạo ra tư liệu đã dành thời gian và nỗ lực để tạo ra nó nhằm sử dụng nó cho một mục đích nào đó.
Điều này có thể đơn giản như tạo ra một nồi gốm cổ để dự trữ ngũ cốc, một chiếc rìu đá để chặt cây. Hoặc nó có thể phức tạp như một bài diễn văn để phản đối chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Làm thế nào tôi có thể phát hiện được mục đích của tư liệu?
Dựa trên những thông tin về người tạo ra tư liệu và đối tượng mà tư liệu hướng đến, bạn có thể xác định được mục đích của tư liệu. Nó cũng rất hữu ích để xác định động lực nào đã thôi thúc các nhân vật tạo ra các tư liệu tại một thời điểm cụ thể.
Tùy thuộc vào từng loại tư liệu, người ta thấy có một số mục đích chung như:
Ví dụ:
Loại tư liệu |
Mục đích chính |
Tạp chí khoa học | Để trình bày và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học |
Sách | Để trình bày hoặc thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó |
Tạp chí | Để trình bày một vấn đề gì đó phục vụ nhu cầu giải trí |
Bài báo | Để thông báo hoặc thuyết phục người nghe về một vấn đề |
Ảnh | Ghi lại những hình ảnh chi tiết về nhân vật, địa điểm |
Bài diễn văn | Thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của người nói |
Sách giáo khoa | Để dạy các kiến thức khoa học cơ bản cho học sinh |
Ví dụ: Hãy xác định mục đích tạo ra các tư liệu sau
1. Vạn lý trường thành của Trung Quốc | 2. Bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh (9/1945) | 3. Ảnh chụp hội nghị Ianta (2/1945) |
………………………………………… | ………………………………………… | ………………………………………… |
Nguyễn Hữu Long
___________________________________________________________________________________
Bài viết này thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.