Hoạt động sáng tạo truyện tranh về các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong các thế kỷ từ X đến XV

Khi dạy về bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV, Lớp 10, ban Cơ bản, một vấn đề khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn, đó là cách để triển khai các hoạt động. Bởi lẽ, nội dung bài học quá dài với quá nhiều cuộc khởi nghĩa, kháng chiến. Cách thông thường mà hấu hết mọi người thườn làm là tổ chức cho học sinh lập bảng kiến thức hệ thống các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến. Tuy nhiên, việc lập bảng lại không khiến cho học sinh thực sự hoạt động tích cực và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách tổ chức hoạt động mới giúp các giáo viên có thể phát huy tối đa sự chủ động, tích cực của người học. Đó là hoạt động sáng tạo truyện tranh về các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
  1. Hướng dẫn thực hiện:

Hoạt động này được sử dụng sau khi giáo viên đã dạy xong nôi dung kiến thức trên lớp của 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV (Lịch sử lớp 10).

– Hình thức: Giáo viên có thể chia nhóm cho học sinh thực hiện ngay trên lớp hoặc giao bài tập nhóm để học sinh hoàn thành ở nhà

– Thời hạn nộp bài: 1 tuần

  1. Các bước thực hiện

2.1 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

– Sau khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu khái quát về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỷ X – XV. Giáo viên đặt câu hỏi trao đổi với học sinh: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa trong thế kỷ X – XV (trừ cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại) đều giành được thắng lợi. Nhưng tại sao cuộc kháng chiến nào cũng là “ta thắng, địch thua”, nguyên nhân cơ bản của những thắng lợi đó là gì. Sau đây cô và các em sẽ cùng làm cho lịch sử trở nên sống động hơn bằng một hoạt động sau.

– Giáo viên yêu cầu học sinh: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

Nhóm 1: Thiết kế truyện tranh về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

Nhóm 2: Thiết kế truyện tranh về cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1.

Nhóm 2: Thiết kế truyện tranh về cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3.

Nhóm 3: Thiết kế truyện tranh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thiết kế truyện tranh: xây dựng cốt truyện và các tuyến nhân vật (đảm bảo ít nhất 2/3 sự kiện chính xác), chọn thông điệp truyền tải, đặt tên cuốn truyện, xây dựng hình ảnh, màu sắc, thiết kế, bố cục, ngôn ngữ,… (Giáo viên lưu ý học sinh: có thể thiết kế vẽ tay hoặc thiết kế trên máy tính).

– Học sinh làm việc theo nhóm tưởng tượng và sáng tác câu chuyện về các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm.

2.2 Học sinh trưng bày sản phẩm

– Học sinh hoàn thiện sản phẩm bìa sách ở nhà hoặc hoàn thiện luôn trên lớp trong khung thời gian quy định. Sau đó giáo viên sẽ tổ chức hoạt động trạm – góc để học sinh các nhóm di chuyển quanh lớp học và trình bày sản phẩm của mình cho các nhóm khác nghe.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu đánh giá chéo (theo mẫu dưới đây)

(Lưu ý: Mỗi tiêu chí thang điểm 10)

– Sau khi tổ chức cho học sinh di chuyển theo trạm – góc để trình bày sản phẩm, giáo viên có thể đặt ra cho học sinh một số câu hỏi suy ngẫm.

 

  1. Cuộc cải cách của quân đội nhà Tống có tác động gì tới chiến thắng của quân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt?
  2. Vì sao trong lần đánh Đại Việt lần 1, khi nhà Trần rút về Duy Tiên (Hà Nam), nhưng quân Mông Cổ không thể tiến quân tới đánh được? Trên cơ sở đó hãy lý giải vì sao lần 3 tiến đánh Đại Việt, nhà Nguyên đưa thủy binh sang mặc dù họ không hề có ưu thế về thủy binh?
  3. Hãy chỉ ra một trong số những biện pháp quan trọng mà Lê Lợi sử dụng để tập hợp lực lượng chống lại quân Minh? (Giáo viên có thể gợi ý học sinh tìm hiểu cách thức mà Lê Lợi đã sử dụng để làm công tác truyền thông cho các cuộc khởi nghĩa?)

  1. Sản phẩm truyện tranh của học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương

ĐinhHồkháng chiếnkhởi nghĩaLê sơNgôTiền LêTrần
Comments (0)
Add Comment