Hoạt động thảo luận Socrat

Hoạt động thảo luận Socrat được thiết kế giúp học sinh hiểu được nội dung và những ý nghĩa ẩn sâu của các tư liệu thông qua hình thức thảo luận nhóm. Thông qua hình thức thảo luận này, học sinh sẽ không tranh luận, chứng minh quan điểm cá nhân mình mà sẽ rèn luyện cách lắng nghe lẫn nhau, hiểu ý nghĩa và tìm ra điểm chung từ đó hiểu sâu sắc hơn về các tư liệu.

Hoạt động thảo luận Socrat được thiết kế giúp học sinh hiểu được nội dung và những ý nghĩa ẩn sâu của các tư liệu thông qua hình thức thảo luận nhóm. Thông qua hình thức thảo luận này, học sinh sẽ không tranh luận, chứng minh quan điểm cá nhân mình mà sẽ rèn luyện cách lắng nghe lẫn nhau, hiểu ý nghĩa và tìm ra điểm chung từ đó hiểu sâu sắc hơn về các tư liệu.

Các bước thực hiện hoạt động

1. Lựa chọn tư liệu phù hợp

Hoạt động thảo luận Socrat dựa trên phân tích tư liệu một cách chặt chẽ, vì vậy điều quan trọng là chọn được tư liệu mà học sinh có thể giải thích và thảo luận theo nhiều hướng khác nhau. Nếu giáo viên chọn một văn bản đơn giản, dễ hiểu, học sinh sẽ không có nhiều điều để thảo luận. Ngoài ra, văn bản không nên quá dài để học sinh có đủ thời gian đọc. Thông thường, giáo viên chọn một tư liệu dài khoảng một nửa trang hoặc một trang giấy. Ví dụ, các tư liệu thường sử dụng trong hoạt động thảo luận Socrat bao gồm lời mở đầu cho Hiến pháp Hoa Kỳ, Lá thư của Tiến sĩ Martin Luther King từ Nhà tù Birmingham, hoặc các bức thư, chiếu biểu của các hoàng đế…

2. Cho học sinh thời gian để chuẩn bị
Trước khi bắt đầu hoạt động thảo luận, học sinh phải có thời gian chuẩn bị ý tưởng. Học sinh nên chú thích các tư liệu trước khi bắt đầu thảo luận trong lớp. Giáo viên thường chỉ định một trưởng nhóm thảo luận, người đưa ra một số câu hỏi mở có thể được sử dụng để bắt đầu hội thảo.

3. Tạo hợp đồng lớp học

Hoạt động thảo luận Socrat có các quy tắc riêng, khác với các hình thức thảo luận khác, vì vậy trước khi bắt đầu học sinh phải nắm rõ các quy tắc này. Dưới đây là các quy tắc quan trọng nhất được sử dụng trong quá trình tham gia hoạt động. Giáo viên cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của học sinh.

– Học sinh cần thảo luận với nhau (không nên chỉ thảo luận với trưởng nhóm hoặc giáo viên).

– Phải đưa ra các bằng chứng từ tư liệu để chứng minh cho ý tưởng của mình.

– Hãy đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu vấn đề, hoặc bạn có thể diễn giải lại những điều mà các bạn khác đã nói để làm rõ (“Tôi nghĩ bạn đã nói điều này_____ có đúng không?”).

– Bạn không cần phải giơ tay để phát biểu, nhưng hãy chú ý đến “thời gian chiếm sóng” trong mối quan hệ với các học sinh khác.

– Không được ngắt lời người khác.

– Đừng “dập tắt” những ý tưởng của các bạn khác. Không đánh giá quan điểm mà bạn không đồng ý, hãy nêu cách giải thích thay thế hoặc đặt một câu hỏi tiếp theo để làm rõ ý tưởng.

– Các câu hoặc câu hỏi phổ biến được sử dụng trong một hoạt động Hội thảo Socrat bao gồm:

+ Ý tưởng đó xuất phát từ đoạn nào của tư liệu?

+ Từ hoặc cụm từ này có nghĩa là gì?

+ Bạn có thể trình bày nội dung đó theo cách khác không?

+ Đây có phải là những gì bạn muốn nói …?

+ Bạn nghĩ tác giả đang muốn nói điều gì?

+ Điều đó có nghĩa là gì?

+ Ai là đối tượng mà tư liệu hướng đến? Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm điều gì về tư liệu?

+ Ai là tác giả của tư liệu này? Chúng ta biết gì về tác giả của tư liệu? Điều đó giúp chúng ta hiểu biết thêm về tư liệu như thế nào? 

Trước khi bắt đầu hoạt động thảo luận, học sinh cần nhớ rằng, mục đích của hoạt động này không phải là tranh biện hay chứng minh cho quan điểm của bản thân mà để làm rõ/ hiểu sâu sắc hơn những gì tư liệu đề cập.

Giáo viên nên dành thời gian để suy nghĩ về những tiêu chí để tạo nên một hoạt động thảo luận hiệu quả. Những tiêu chí này có thể được viết trên phiếu tự đánh giá và được sử dụng để đánh giá vào cuối tiết học. Các tiêu chí thành công của hoạt động thảo luận Socrat bao gồm: sự tương tác (mọi người lắng nghe và chia sẻ), sự tôn trọng (không bị gián đoạn hoặc cảm thấy khó chịu), ý nghĩa (học sinh hiểu sâu sắc hơn về tư liệu cuối buổi hội thảo) và sử dụng bằng chứng (các nhận định luân có chứng cứ từ tư liệu).

4. Hoạt động thảo luận Socrat
Hoạt động thảo luận Socrat thường bắt đầu bằng việc người điều phối cuộc thảo luận, một học sinh hoặc giáo viên, đưa ra một câu hỏi mở. Ví dụ như: Theo các bạn, tư liệu này có ý nghĩa gì? (Đừng sợ sự im lặng vào lúc này), có thể mất vài phút để học sinh khởi động. Đôi khi giáo viên tổ chức một hoạt động thảo luận Socrat theo mô hình bể cá. Một số học sinh tham gia thảo luận và phần còn lại của lớp sẽ là các quan sát viên. Nên dành ít nhất 15 phút cho hoạt động này (thông thường nó có thể kéo dài từ 30 phút trở lên). Khi học sinh trở nên quen thuộc hơn với hình thức Hội thảo Socrat, các em sẽ có thể thảo luận về một tư liệu trong thời gian dài hơn mà không cần sự can thiệp của giáo viên.

5. Suy ngẫm và đánh giá
Sau hoạt động thảo luận Socrat, hãy cho học sinh cơ hội tự đánh giá về toàn bộ quá trình tham gia thảo luận. Điều này sẽ giúp học sinh cải thiện khả năng tham gia vào các cuộc thảo luận trong tương lai. Dưới đây là một số câu hỏi học sinh có thể suy ngẫm sau khi kết thúc hoạt động:

  • Có những trục trặc, vướng mắc nào xảy ra trong quá trình thảo luận? nhóm đã giải quyết như thế nào?
  • Bạn đã thấy bằng chứng nào về việc mọi người tích cực lắng nghe và xây dựng ý tưởng của người khác?
  • Hoạt động thảo luận này giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về tư liệu như thế nào?
  • Bạn thấy thú vị nhất ở phần nào của cuộc thảo luận? Bạn ít tham gia nhất vào những phần nào?
  • Trong hoạt động thảo luận tiếp theo, bạn muốn làm gì khác biệt với tư cách là một người tham gia?

Mẫu phiếu dành cho hoạt động thảo luận Socrat

Giáo viên Lịch sử


Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

 

Hoạt động thảo luậnHoạt động thảo luận SocratÝ tưởng dạy học
Comments (0)
Add Comment