Hoạt động: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Tư liệu với các tư liệu khác, Tư liệu với trải nghiệm của học sinh và Tư liệu với cuộc sống

Trong quá trình dạy học lịch sử, việc sử dụng các tư liệu viết có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết học sinh đều cảm thấy nhàm chán hoặc gặp khó khăn trong quá trình đọc (đặc biệt là đọc sâu) các nguồn tư liệu. Hầu hết học sinh đều không có sự tương tác với các tư liệu trong quá trình học tập.

Trong quá trình dạy học lịch sử, việc sử dụng các tư liệu viết có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết học sinh đều cảm thấy nhàm chán hoặc gặp khó khăn trong quá trình đọc (đặc biệt là đọc sâu) các nguồn tư liệu. Hầu hết học sinh đều không có sự tương tác với các tư liệu trong quá trình học tập.

Việc đọc sẽ trở nên sống động hấp dẫn hơn khi học sinh nhận ra cách các ý tưởng, nội dung được đề cập trong tư liệu có sự kết nối với trải nghiệm cá nhân và cuộc sống của chúng.

Hoạt động đọc “Xác định mối quan hệ của tư liệu: tư liệu với tư liệu, tư liệu với chính cuộc sống của bản thân và tư liệu với cuộc sống” sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc hiểu, suy ngẫm và tư duy khi tiếp cận với các nguồn tư liệu viết. Khi học sinh có mục đích đọc rõ ràng, học sinh có thể hiểu rõ hơn và sâu hơn ý nghĩa của các tư liệu cũng như nhận ra động cơ, mục đích, phương pháp của người đã tạo ra tư liệu. Giáo viên có thể sử dụng chiến lược này với bất kỳ loại tư liệu thành văn nào, bao gồm các tác phẩm sử học, các tư liệu gốc, kịch bản phim,…

Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này ở đầu, giữa hoặc cuối quá trình đọc để thu hút sự tập trung của học sinh cũng như lôi cốn học sinh tham gia vào văn bản, giúp học sinh hiểu sâu hơn các tư liệu.

Ví dụ: Khi cho học sinh đọc Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, giáo viên có thể cho học sinh xác định mối quan hệ (sự kết nối, điểm tương đồng, khác biệt,…) giữa tư liệu này với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (tư liệu với tư liệu) hoặc cảm giác của học sinh khi đọc bài hịch trong cuộc sống hiện nay về trách nhiệm của bản thân với chủ quyền của quốc gia, dân tộc,… (tư liệu với chính cuộc sống của học sinh) hoặc tư liệu này và các sự kiện của các cuộc kháng chiến trước đó và sau đó (liên hệ với cuộc sống)

Các bước thực hiện

  1. Chọn một tư liệu viết

Chiến lược này rất hiệu quả với các tư liệu lịch sử trong đó đề cập đến vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại của học sinh hoặc có liên hệ với các nội dung mà chúng được học trong các bài học trước đó.

Giáo viên sẽ lựa chọn các tư liệu/đoạn tư liệu để in thành phiếu và photo để phát cho học sinh trước giờ học.

  1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối quan hệ của tư liệu với chính nó, với tư liệu khác và cuộc sống

Giáo viên có thể sử dụng mẫu phiếu sau với các câu hỏi để hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động này. Các câu hỏi trong hướng dẫn có thể vẫn còn chung chung, nhưng bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh cho phù hợp với lớp học của mình. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu học sinh kết nối những tư liệu chúng đã đọc với các tác phẩm văn học hoặc với các sự kiện chúng được học trước đó.

  1. Suy ngẫm

Hoạt động này giúp học sinh hiểu sâu hơn về tư liệu, về cuộc sống của các bạn cùng lớp và về thế giới xung quanh. Sau khi hoàn thành xong phiếu học tập, học sinh sẽ thảo luận về câu trả lời của mình với các bạn. Học sinh có thể chia sẻ câu trả lời của mình với một bạn trong lớp theo chiến thuật think – pair – share (ghép cặp – chia sẻ) hoặc thảo luận trong các nhóm nhỏ hoặc thảo luận trên quy mô toàn lớp.

Các câu hỏi suy ngẫm giáo viên có thể sử dụng:

– Tại sao tư liệu khiến bạn liên hệ đến các tư liệu/tác phẩm khác?

– Những điểm tư đồng và khác biệt giữa bạn và các bạn cùng lớp trong quá trình thực hiện hoạt động.

– Bạn có nhận ra được động cơ, mục đích, ý đồ và phương pháp tạo ra tư liệu của tác giả?

– Hoạt động này giúp bạn hiểu sâu hơn về tư liệu như thế nào?

– Bạn có thể áp dụng hoạt động này trong các trường hợp nào khác?

Các biến thể của hoạt động

  1. Tạo kết nối: Nếu thời gian có hạn, giáo viên có thể cho học sinh viết về một kết nối cụ thể mà chúng đã tìm thấy giữa tư liệu với một văn bản khác, hoặc giữa tư liệu với cuộc sống của học sinh.
  2. Sơ đồ hóa các kết nối: Sơ đồ hóa là cách để thể hiện rõ ràng và sinh động các mối quan hệ và sự kết nối mà học sinh tìm thấy giữa một tư liệu và các ý tưởng, sự kiện hoặc kinh nghiệm khác. Học sinh có thể thực hiện việc sơ đồ hóa theo cặp đôi hoặc theo nhóm.

Điều quan trọng giáo viên cần lưu ý, đó là khi tổ chức hoạt động, giáo viên nên hướng dẫn học sinh các bước của quá trình tư duy, xây dựng và tìm kiếm các kết nối và mối liên hệ sau đó thể hiện nó trong vở như kết quả của quá trình phân tích tư liệu chứ không nên dừng lại ở việc liên hệ ở bề ngoài.

Giáo viên Lịch sử

(Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.)

Kết nối tư liệuKhai thác tư liệuÝ tưởng dạy học Lịch sử
Comments (0)
Add Comment