Hướng dẫn học sinh cách xác định tính định kiến của tư liệu

Khi bạn đọc các tư liệu lịch sử, đặc biệt là các tư liệu gốc, bạn có thể thấy trong nhiều trường hợp ngôn ngữ mang tính cực đoan, phiến diện, một chiều. Khi bạn nhận thấy điều đó có nghĩa là bạn đã nhận ra tính định kiến của tư liệu. Tìm hiểu về tính định kiến sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về tư liệu.

Khi bạn đọc các tư liệu lịch sử, đặc biệt là các tư liệu gốc, bạn có thể thấy trong nhiều trường hợp ngôn ngữ mang tính cực đoan, phiến diện, một chiều. Khi bạn nhận thấy điều đó có nghĩa là bạn đã nhận ra tính định kiến của tư liệu. Tìm hiểu về tính định kiến sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về tư liệu.

Tính định kiến là gì?

Định kiến là quan điểm cá nhân của người tạo ra tư liệu nhằm ủng hộ hoặc phản đối một điều gì đó mà người ta nhận ra sự chủ quan và thiên lệch. Hầu hết các tư liệu lịch sử đều có tính định kiến, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra nó. Nhất là khi quan điểm của bạn giống với quan điểm của người tạo ra tư liệu.

Tính định kiến có hai trạng thái tích cực, ca ngợi quá mức hoặc hạ thấp, nói xấu quá mức:

  • Ca ngợi quá mức: vô cùng sáng suốt, cực kỳ tài giỏi, thật sự vĩ đại,…
  • Hạ thấp quá mức: Vô cùng tàn nhẫn, Cực kỳ độc ác,…
  • Nếu bạn không nhận thấy được tính định kiến trong tư liệu, thì có nghĩa là tư liệu đó đạt đến sự “cân bằng” hay tính khách quan.

Làm thế nào để phát hiện tính định kiến của tư liệu?

Tìm thời gian trong một nguồn mà bất kỳ điều nào sau đây xảy ra:

  • Khi mô tả một nhân vật hoặc sự kiện với ngôn ngữ quá tích cực và không thừa nhận bất cứ điều gì tiêu cực
  • Khi mô tả một nhân vật hoặc sự kiện, ngôn ngữ quá tiêu cực và không thừa nhận bất cứ điều gì tích cực
  • Tư liệu không đề cập đến thông tin rất quan trọng mà bạn biết
  • Tư liệu cố tình cung cấp thông tin không chính xác rõ ràng

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên trong quá trình phân tích tư liệu, nó chứng tỏ người tạo ra tư liệu có sự thiên kiến, chủ quan đối với nhân vật hoặc sự kiện nhằm mục đích hướng mọi người cùng tin theo góc nhìn của họ.

Làm thế nào tôi có thể chứng minh rằng tư liệu đó là định kiến?

Một khi bạn đã phát hiện ra tính chủ quan của tư liệu, hãy chứng minh rằng sự chủ quan đó bằng những cách sau đây:

  1. Chọn một trích dẫn trực tiếp từ tư liệu, trong đó có những minh chứng rõ ràng về ngôn ngữ quá tích cực hoặc tiêu cực.
  2. Đưa ra những quan điểm, góc nhìn mà người tạo ra tư liệu muốn thuyết phục người khác tin vào những yếu tố mang tinh thiên lệch, định kiến về nhân vật hoặc sự kiện đó.
  3. Bạn cũng có thể giải thích, làm rõ mô-tip mà người viết đã sử dụng trong quá trình tạo ra tư liệu.

Hãy chú ý!

Tuy nhiên, tính định kiến của tư liệu không hề làm cho tư liệu trở nên không đánh tin cậy hoặc không chính xác. Việc nhận ra tính định kiến hoặc góc nhìn từ một phía vẫn giúp chúng ta có được những thông tin về sự kiện.

Ví dụ: Hãy xác định tính chủ quan trong các tư liệu sau:

Dòng chữ trên bức hình: “Người Do Thái: kẻ khiến cho cuộc chiến kéo dài và khốc liệt”

Tranh tuyên truyền của Đức chống lại người Do Thái, năm 1943

“Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương.

(Trích Đại Việt Sử ký toàn thư)

 

Tính định kiến:

 

 

 

 

 

Tính định kiến:

 

 

Nguyễn Hữu Long

___________________________________________________________________________________

Bài viết này thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

 

Comments (0)
Add Comment