Năng lực xử lý tư liệu: Diễn giải tư liệu viết

Diễn giải tư liệu là năng lực xác định ý nghĩa ngầm (ẩn hoặc khó nhìn thấy) trong các tư liệu lịch sử. Bạn thường phải sử dụng kĩ năng này này với các nguồn tư liệu trực quan, cần nhiều thời gian để diễn giải. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các tư liệu viết cũng yêu cầu bạn phải diễn giải thông tin. 

Để diễn giải một nguồn tư liệu viết, bạn cần chứng minh rằng bạn hiểu thông điệp tổng thể của nguồn tư liệu đó. Điều này yêu cầu bạn suy ngẫm nhiều hơn về những điều tư liệu nói tới hơn là chỉ dừng lại ở việc đọc hiểu đơn giản. Việc diễn giải cho phép bạn rút ra kết luận khi đánh giá một tư liệu, đặc biệt khi bản thân tư liệu liên quan đến chủ đề mà bạn đang tìm hiểu.

“Diễn giải tư liệu” là gì?

Diễn giải tư liệu là năng lực xác định ý nghĩa ngầm (ẩn hoặc khó nhìn thấy) trong các tư liệu lịch sử. Bạn thường phải sử dụng kĩ năng này này với các nguồn tư liệu trực quan, cần nhiều thời gian để diễn giải. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các tư liệu viết cũng yêu cầu bạn phải diễn giải thông tin.

Làm thế nào để tôi diễn giải một nguồn tư liệu viết?

Để diễn giải thành công những điều một nguồn tư liệu viết nói, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Đọc tư liệu từ 2 đến 3 lần (việc đọc một lần thường là không đủ)
  • Bước 2: Xác định thông điệp chính của tư liệu.
  • Bước 3: Gạch chân dưới những từ khóa được tác giả sử dụng (khoảng 2 – 3 từ khóa quan trọng)
  • Bước 4: Tóm tắt thông điệp chính bằng ngôn ngữ diễn đạt của bạn
  • Bước 5: Đọc lại bản tóm tắt của bạn, đảm bảo rằng những điều bạn viết đều dựa trên bằng chứng từ tư liệu.
  • Bước 6: Đọc lại bản tóm tắt một lần nữa đảm bảo rằng bạn đã diễn đạt một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ của bạn mà không sao chép lại nội dung của tư liệu

 Tôi sẽ làm gì với phần diễn giải của mình?

Việc xác định thông điệp của một tư liệu cho thấy rằng bạn hiểu nguồn tư liệu đó, điều đó có nghĩa bạn có thể sử dụng chúng cho các trích dẫn gián tiếp trong bài viết lịch sử của mình.

Việc diễn giải cũng giúp bạn trong việc phân tíchđánh giá nguồn tư liệu. Ví dụ, xác định thông điệp của nguồn tư liệu có thể giúp bạn tìm hiểu chắc chắn:

  • Mục đích của tư liệu viết
  • Động cơ của tác giả
  • Mối liên quan của tư liệu với chủ đề
  • Sự chính xác của thông tin được trình bày trong nguồn tư liệu

Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long

____________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Diễn giải tư liệuTư duy lịch sưTư liệu Viết
Comments (0)
Add Comment