Năng lực xử lý tư liệu: Đọc hiểu tư liệu

Để đọc và hiểu các tư liệu lịch sử, tiểu sử về một nhân vật, học sinh cần phát triển khả năng tìm hiểu để xem xét tính cách của các cá nhân và cộng đồng có liên quan như thế nào đến động cơ và mục đích, giá trị và ý tưởng của nhân vật, niềm hy vọng, sự nghi ngờ, sợ hãi, điểm mạnh và điểm yếu của nhân vật.

Tư liệu lịch sử cho biết về những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Bên cạnh đó, các tư liệu lịch sử còn có khả năng tiết lộ mục đích của những nhân vật liên quan, những khó khăn mà họ phải đối mặt và sự phức tạo của bối cảnh lịch sử nơi những nhân vật sống. Để đọc và hiểu các tư liệu lịch sử, tiểu sử về một nhân vật, học sinh cần phát triển khả năng tìm hiểu để xem xét tính cách của các cá nhân và cộng đồng có liên quan như thế nào đến động cơ và mục đích, giá trị và ý tưởng của nhân vật, niềm hy vọng, sự nghi ngờ, sợ hãi, điểm mạnh và điểm yếu của nhân vật.

Việc đọc hiểu các tư liệu lịch sử cũng đòi hỏi học sinh phải phát triển các quan điểm lịch sử, đó là khả năng mô tả quá khứ theo bản chất thực sự của nó, thông qua con mắt và kinh nghiệm của những người từng ở sống ở thại đại đó. Bằng việc nghiên cứu các tác phẩm, những cuốn nhật ký, những bức thư, các tác phẩm nghệ thuật và các sản phẩm của con người trong quá khứ, học sinh sẽ học cách tránh phán xét quá khứ khi chỉ dựa trên các nguyên tắc và giá trị của hiện tại, mà cần hiểu sâu bối cảnh lịch sử nơi diễn ra các sự kiện.

Ngoài những khả năng nói trên, học sinh cũng nên phát triển các kỹ năng hiểu các tư liệu lịch sử mà giải thích cũng như thuật lại diễn biến các sự kiện và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau có mặt tại thời điểm đó và ảnh hưởng đến cách các sự kiện diễn ra. Những kỹ năng này bao gồm:

  1. Xác định vấn đề trung tâm mà các tư liệu lịch sử muốn đề cập
  2. Xác định mục đích, quan điểm hoặc cách nhìn mà từ đó các tư liệu được xây dựng
  3. Đọc các giải thích, diễn giải lịch sử hoặc phân tích ý nghĩa của chúng
  4. Nhận ra các “biện pháp tu từ” báo hiệu cách tác giả đã tổ chức lại tư liệu theo mục đích cá nhân.

Việc đọc hiểu các tư liệu lịch sử cũng bao gồm cả việc trình bày các dữ liệu, thông tin trên các bản đồ lịch sử; dữ liệu trực quan, toán học và định lượng trong các biểu thị đồ họa hoặc sử dụng những hình ảnh lịch sử, tranh cổ động chính trị, tranh vẽ và các bản vẽ  kiến trúc để làm rõ, minh họa hoặc biểu thị thông tin được trình bày trong văn bản.

MÔ TẢ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU TƯ LIỆU

  1. Xác định được tác giả hoặc nguồn gốc của các tài liệu
  2. Xác định nghĩa đen của một đoạn tư liệu lịch sử bằng việc xác định ai là những người liên quan, chuyện gì đã xảy ra, xảy ra ở đâu, sự kiện nào dẫn tới những sự phát triển này và đâu là những hệ quả theo sau.
  3. Xác định các vấn đề trung tâm mà các tư liệu thuật lịch sử muốn giải quyết và mục đích, quan điểm hoặc cách nhìn mà từ đó các tường thuật lịch sử được xây dựng.
  4. Phân biệt giữa thực tế lịch sử và diễn giải lịch sử những thừa nhận rằng hai yếu tố này liên quan đến nhau; rằng các sự kiện thực tế mà các nhà sử học nghiên cứu và chọn lọc phản ảnh cách nhìn của họ về những ý có ý nghĩa nhất về quá khứ.
  5. Đọc các tường thuật lịch sử một cách tưởng tượng, hãy quan tâm đến những điều mà các tường thuật tiết lệ về tính cách của các nhân vật và cộng đồng liên quan đến các giá trị, triển vọng, động lực, hy vọng, nỗi sợ hãi, ưu thế và điểm yếu của họ.
  6. Tôn trọng các quan điểm lịch sử – là khả năng (a) mô tả quá khứ theo cách riêng của nói, qua con mắt và kinh nghiệm của những người có mặt ở đó, phát hiện thông qua các tác phẩm, những cuốn nhật ký, những suy nghĩ, tác phẩm nghệ thuật của họ; (b) xem xét bối cánh lịch sử khi sự kiện xảy ra – các giá trị, quan điểm, các lựa chọn và sự ngẫu nhiên ở thời gian và địa điểm đó; (c) tránh “hiện đại hóa” phán xét quá khứ chỉ dựa trên những tiêu chuẩn và giá trị ngày nay.
  7. Dựa vào dữ liệu trong các bản đồ lịch sử để thu nhận và làm rõ thông tin về bối cảnh địa lý nơi xảy ra sự kiện lịch sử, vị trí tương đối và tuyệt đối của nó, khoảng cách và hướng liên quan, các đặc điểm tự nhiên và nhân tạo của địa điểm.
  8. Sử dụng dữ liệu trực quan và toán học được trình bày trong biểu đồ, bao gồm biểu đồ hình cột, tròn, phần trăm và các đồ họa khác để làm rõ, minh họa hoặc xây dựng thông tin được trình bày trong các tư liệu lịch sử.
  9. Dựa vào các nguồn tư liệu hình ảnh, văn học và âm nhạc gồm: (a) hình ảnh, tranh vẽ, phim hoạt hình và bản vẽ kiến trúc; (b) tiểu thuyết, thơ và kịch; (c) âm nhạc dân gian, hiện đại và cổ điển, để làm rõ, minh họa hoặc xây dựng dựa trên thông tin được trình bày trong các tư liệu lịch sử.

Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long

__________________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Năng lực đọc hiểu tư liệuNăng lực tư duy lịch sử
Comments (0)
Add Comment