Sự khác biệt giữa “quan điểm” và “định kiến” trong học tập Lịch sử

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của học sinh trong quá trình học tập lịch sử là nhầm lẫn giữa “quan điểm” và “định kiến”. Mặc dù hai yếu tố này có mối liên quan với nhau, nhưng chúng rất khác nhau về bản chất.

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của học sinh trong quá trình học tập lịch sử là nhầm lẫn giữa “quan điểm” và “định kiến”. Mặc dù hai yếu tố này có mối liên quan với nhau, nhưng chúng rất khác nhau về bản chất. Bài viết này hy vọng sẽ phân biệt rõ ràng hai khái niệm này cho học sinh (và cả giáo viên)

Một cách đơn giản nhất, quan điểm là ý kiến cá nhân khi nhìn nhận về một sự kiện lịch sử. Định kiến là các nhìn nhận một chiều mang tính áp đặt khi miêu tả về một sự kiện nào đó.

Một số điều cần lưu ý:

  1. Tất cả các tư liệu đều có một góc nhìn và quan điểm riêng, nhưng không phải tất cả đều có định kiến.
  2. Bạn có thể xác định được góc nhìn, quan điểm của tư liệu bằng việc tìm hiểu quá trình ra đời và người tạo ra tư liệu.
  3. Để xác định tính định kiến trong tư liệu, bạn cần xác định một số cách diễn đạt nhất định, trong đó sự kiện được đánh giá là vô cùng tích cực hoặc cực kỳ tiêu cực,…

Góc nhìn quan điểm là ý kiến cá nhân về sự kiện. Mọi người đều có một góc nhìn cụ thể về các sự kiện mà họ mô tả. Kết quả là, hai tư liệu khác nhau có thể sẽ chọn mô tả những góc cạnh hoặc vấn đề khác nhau hoặc mô tả những điều giống nhau theo những cách khác nhau. Điều quan trọng cần nhớ là hai tư liệu sẽ tạo ra hai phiên bản khác nhau của một sự kiện. Điều đó không có nghĩa là một tư liệu nhất thiết phải ‘đúng’ hoặc ‘sai’: nó đơn giản là sự khác biệt về quan điểm.
Ví dụ

Một phụ huynh và một đứa trẻ có thể đến thăm một viện bảo tàng cùng nhau. Sau chuyến thăm, người hàng xóm có thể hỏi về những hiện vật được trưng bày trong bảo tàng. Cha mẹ có thể mô tả những bức tranh của các nghệ sĩ nổi tiếng, trong khi những đứa trẻ có thể nói về những món đồ chơi khác nhau trong cửa hàng lưu niệm của bảo tàng.

Mặc dù hai câu trả lời là khác nhau, nhưng cả hai đều không sai. Họ chỉ đơn giản là mô tả sự kiện khác nhau bởi vì họ có hai góc nhìn khác nhau: một là quan điểm của người lớn và một là quan điểm đứa trẻ.

Các yếu tố thường dẫn đến sự khác biệt về góc nhìn, quan điểm:

– Dân tộc (Việt Nam, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,…)

– Nghề nghiệp (Kĩ sư, doanh nhân, giáo viên…)

– Quan điểm chính trị

– Nền tảng văn hóa

– Giới tính

– Niềm tin tôn giáo

– Nền tảng giáo dục

Định kiến là cách sử dụng ngôn ngữ có chủ đích để trình bày mô tả một chiều (và thường là không công bằng) về sự kiện hoặc nhân vật. Điều này thường được thể hiện rõ nhất ở các tính từ hoặc danh từ mô tả về sự kiện hoặc nhân vật. Để xác định thành kiến, điều quan trọng là bạn có thể chỉ ra các từ đó.

Ví dụ, khi mô tả về một trận chiến giữa người La Mã và người Hy Lạp, một tác giả người La Mã có thể mô tả người Hy Lạp là “những kẻ phản diện” hoặc “những kẻ hèn nhát thảm hại”.

Việc sử dụng những lựa chọn từ mang tính thiên vị đó thể hiện chủ ý đưa đến cách nhìn một chiều về sự kiện: tác giả đang thể hiện rõ ràng sự đối lập với phía Hy Lạp.

Tương tự, cùng một tác giả có thể mô tả người La Mã là “anh hùng” hoặc “dũng cảm vô song”. Việc sử dụng các từ mang tính ca ngợi quá mức cho thấy sự ủng hộ phía La Mã rõ ràng.

Quan điểm và định kiến có mối quan hệ như thế nào?

Như bạn có thể thấy rõ ràng, quan điểm và định kiến là hai khái niệm khác nhau: quan điểm là ý kiến cá nhân, còn định kiến là cách sử dụng ngôn ngữ có chủ ý để trình bày mô tả một chiều về sự kiện nào đó.

Tuy nhiên, cả hai khái niệm cũng có mối liên quan với nhau. Một khi bạn xác định được quan điểm của một tư liệu, bạn có thể dễ dàng nhận thấy cách mô tả mang tính định kiến. Trong ví dụ về trận chiến giữa người La Mã và người Hy Lạp ở trên, khi bạn biết rằng người tạo ra tư liệu có quan điểm nghiêng về phía La Mã, chúng ta có thể nhận ra được một số định kiến khi mô tả trận chiến của ngường La Mã.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể xác định được các bằng chứng cụ thể trong tư liệu thể hiện sự thiên vị, thì không thể đi đến kết luận rằng tư liệu đó mang tính định kiến. Trong nhiều trường hợp, bạn nhận thấy tư liệu thể hiện quan điểm khá rõ ràng, nhưng nó vẫn không có sự thiên vị.

Giáo viên Lịch sử

Theo Historyskills.com

_______________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Góc nhìn và quan điểmQuan điểm và định kiếnTư duy lịch sư
Comments (0)
Add Comment