Lịch sử là nghiên cứu về sự thay đổi theo thời gian. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng thay đổi theo thời gian: thể chế, ngôn ngữ, ý tưởng, công nghệ, thái độ, niềm tin v.v.
Các sự kiện lịch sử được phân loại như thế nào?
Các nhà sử học nghiên cứu các loại sự kiện khác nhau qua thời gian và nhóm các sự kiện này dựa trên các chủ đề hoặc chủ đề. Việc chia các sự kiện lịch sử thành các lĩnh vực giúp mọi người dễ dàng xác định những thay đổi và tác động của sự kiện lên đời sống con người theo thời gian.
Thông thường, người ta chia các sự kiện lịch sử thành các lĩnh vực:
Phân loại | Nội dung |
Chính trị | Liên quan đến chiến tranh, quyền lực, các chính phủ, luật pháp và quyền của con người. |
Kinh tế | Liên quan đến cách con người tạo ra tiền và sử dụng tiền |
Xã hội | Các vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người, nghề nghiệp và điều kiện sống. |
Văn hóa | Liên quan đến văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, y tế, giáo dục,… |
Sự thay đổi của lịch sử là gì?
Sự phát triển của lịch sử là khái niệm chung để chỉ một sự kiện có sự thay đổi theo chiều hướng rõ ràng khác với những gì xảy ra trước đó.
Những thay đổi trong lịch sử thường xảy ra trong một khoảng thời gian dài và thường khó xác định chính xác thời điểm xảy ra sự thay đổi. Do đó, để so sánh, người ta sẽ chọn hai thời điểm khác nhau trong lịch sử và so sánh chúng. Ví dụ, so sánh thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên với thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên hoặc năm 1600 với năm 1900.
Tuy nhiên, khi có một sự thay đổi đột ngột và rõ ràng tại một thời điểm cụ thể trong lịch sử, thường là kết quả của một sự kiện duy nhất, sự kiện này thường được gọi là ‘Bước ngoặt’.
Sự tiếp nối là gì?
Không phải tất cả mọi sự kiện đều thay đổi theo thời gian, một số sự vật, sự việc vẫn giữ nguyên trong thời gian dài, đôi khi kéo dài trong thế giới hiện đại.
Sự nối tiếp, đề cập đến những sự vật, sự việc không thay đổi, hoặc không có sự thay đổi nhiều theo thời gian.
Đánh giá một sự kiện là “tiếp nối” và/hay “thay đổi”
Là nhà sử học, chúng ta cần nghiên cứu những gì được gọi là “thay đổi” hoặc “tiếp nối” và đưa ra các lý do giải thích cho điều đó
Khi đánh giá “sự tiếp nối” và “thay đổi” người ta thường sử dụng các câu hỏi như:
- Bạn đang tập trung nghiên cứu/tìm hiểu lĩnh vực nào (ví dụ: tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v.)?
- Tình hình trước khi sự kiện xảy ra?
- Điều gì khác biệt rõ ràng sau khi sự kiện xảy ra?
- Nguyên nhân trực tiếp của những thay đổi là gì?
- Lý do nào khiến một số đặc điểm của đối tượng vẫn giữ nguyên?
Mức độ thay đổi hay tiếp nối chiếm ưu thế?
Trong quá trình miêu tả sự kiện, người ta thường chỉ tập trung vào “sự thay đổi” mà không chú ý đến “tính tiếp nối” hoặc ngược lại, người ta chỉ chú ý đến sự tiếp nối mà quên đi những thay đổi.
Ví dụ: nhìn vào bức ảnh chúng ta thấy, cái cổng vẫn không có nhiều sự thay đổi, nếu người viết chỉ chú ý đến cái cổng, rõ ràng đây là sự tiếp nối
Nhưng nếu người viết chú ý đến khung cảnh và cuộc sống xung quanh thì rõ ràng đây là sự thay đổi.
Việc xác định một sự kiện là bước ngoặt hay là sự tiếp nối và đưa ra được các lý do để chứng minh là một kĩ năng quan trọng trong học tập lịch sử.
Nguyễn Hữu Long
(Theo Historyskills.com)
_________________________________________________________________________________________
Việc sử dụng hoặc trích dẫn hoặc sao chép các nội dung bài viết phải được sự đồng ý chính thức từ người sáng lập Dự án. Khi sử dụng phải giữ nguyên bản gốc và có trích dẫn nguồn đầy đủ.