Ý tưởng dạy học Lịch sử: Lựa chọn trích dẫn và thảo luận

Hoạt động này yêu cầu học sinh tìm và đọc các danh ngôn hoặc các câu nói/trích dẫn nổi tiếng của một nhân vật Lịch sử hoặc về một vấn đề Lịch sử. Sau đó học sinh sẽ chọn một số câu danh ngôn hoặc trích dẫn để tiến hành thảo luận sâu hơn. Học sinh có thể thực hiện hoạt động này như một phần dẫn nhập bắt đầu vào bài học hoặc một hoạt động chính trong tiết học.

Hoạt động này yêu cầu học sinh tìm và đọc các danh ngôn hoặc các câu nói/trích dẫn nổi tiếng của một nhân vật Lịch sử hoặc về một vấn đề Lịch sử. Sau đó học sinh sẽ chọn một số câu danh ngôn hoặc trích dẫn để tiến hành thảo luận sâu hơn. Học sinh có thể thực hiện hoạt động này như một phần dẫn nhập bắt đầu vào bài học hoặc một hoạt động chính trong tiết học.

Hướng dẫn các bước thực hiện

  1. Chọn một chủ đề và trích dẫn

Giáo viên sẽ quyết định chủ đề mà bạn muốn học sinh tìm hiểu. Đó có thể là một sự kiện, vấn đề hoặc cuộc tranh luận từ lịch sử, văn học hoặc một hành động của nhân vật. Sau đó, chọn ít nhất ba trích dẫn từ các nguồn tư liệu (chẳng hạn như tiểu thuyết hoặc từ nhiều nguồn khác nhau) thể hiện các quan điểm khác nhau về chủ đề. Học sinh sẽ viết các câu danh ngôn hoặc các trích dẫn đó lên một tờ giấy khổ A3 hoặc lớn hơn sau đó treo chúng xung quanh phòng.

  1. Học sinh chọn câu danh ngôn/trích dẫn của mình

Cho học sinh vài phút để đọc từng câu trích dẫn. Học sinh có thể im lặng đi vòng quanh phòng để đọc từng trích dẫn, hoặc giáo viên phát tất cả các câu danh ngôn vào một tập tài liệu để học sinh đọc tại chỗ. Sau đó, yêu cầu mỗi học sinh chọn một trong những câu trích dẫn/danh ngôn mà chúng muốn thảo luận thêm với một nhóm bạn cùng lớp. Khi học sinh chọn câu trích dẫn nào, chúng sẽ đứng ngay dưới vị trí của trích dẫn đó. Nếu câu trích dẫn chỉ có một học sinh chọn, hãy yêu cầu học sinh đó chọn lại.

  1. Học sinh thảo luận về các trích dẫn của mình

Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh thời gian để thảo luận về các trích dẫn đã chọn. Giáo viên có thể cung cấp một bộ câu hỏi để hướng dẫn cho hoạt động thảo luận nếu cần. Bộ câu hỏi này có thể được thiết kế chung và dành cho tất cả các nhóm hoặc được thiết kế riêng cho từng nhóm. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu học sinh có thể thảo luận, hợp tác với các nhóm khác.

  1. Hoạt động suy ngẫm

Sau khi thảo luận nhóm kết thúc, giáo viên hãy dẫn dắt hoạt động suy ngẫm trong lớp, trong đó học sinh:

– Báo cáo về quá trình thực hiện các cuộc thảo luận của nhóm mình.

– Nhận xét về các ý tưởng và quan điểm từ các nhóm khác, những điểm tương đồng và khác biệt với cuộc thảo luận của nhóm mình.

– Tại sao lại có những điểm tương đồng và khác biệt đó?

– Những điều mà học sinh đã học được từ hoạt động, những gì học sinh còn cảm thấy khó khăn.

Giáo viên Lịch sử

_______________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Đánh giá sự kiệnHoạt động thảo luậnnhân vậtTrích dẫn và thảo luận
Comments (0)
Add Comment