Ngay từ xa xưa, con người đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tính và đo thời gian. Một trong những cách được nhiều dân tộc sử dụng là đồng hồ mặt trời.
Trong phần đầu tiên của chương trình lịch sử lớp 6 (Cách tính thời gian trong lịch sử), giáo viên có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm làm đồng hồ mặt trời cho học sinh. Hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu được nguyên lý tính thời gian dựa vào mặt trời và những ưu điểm, hạn chế của phương pháp này.
NGUYÊN LIỆU CẦN CHUẨN BỊ
- Súng bắn keo nóng nhiệt độ thấp
- Một tấm bìa các tông hình vuông
- Một ống bằng bìa các tông (có thể sử dụng lõi của màng bọc thực phẩm)
- Thước
- Dao dọc giấy
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Một vấn đề cần lưu ý khi thực hiện hoạt động này là nó mất khá nhiều thời gian, vì vậy, nó nên được sử dụng kết hợp với một hoạt động trải nghiệm nào khác. Ngoài ra, việc học sinh phải làm việc nhiều giờ ngoài trời nắng cũng là điều mà bạn cần phải lưu ý.
Tuy nhiên, học sinh của bạn (nhất là học sinh Tiểu học và THCS) sẽ rất thích hoạt động này. Chúng sẽ thực sự hiểu và nhớ được những nguyên lý của việc đo thời gian sử dụng bóng của mặt trời.
THAM KHẢO VÀ ĐẶT MUA BỘ TÀI LIỆU 101 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Giáo viên Lịch sử
(Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.)