Năng lực đánh giá tư liệu: Đánh giá sự mâu thuẫn giữa hai tư liệu

Đánh giá sự mâu thuẫn là một kĩ năng quan trọng trong đánh giá tư liệu, đòi hỏi bạn phải nhận thức được sự khác biệt trong cách diễn giải về lịch sử bằng cách sử dụng các bằng chứng cụ thể.

Đánh giá sự mâu thuẫn là một kĩ năng quan trọng trong đánh giá tư liệu, đòi hỏi bạn phải nhận thức được sự khác biệt trong cách diễn giải về lịch sử bằng cách sử dụng các bằng chứng cụ thể.

Sự mâu thuẫn là gì?

Sự mâu thuẫn là khi hai tư liệu riêng biệt có thể rút ra kết luận khác nhau về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử.

Sự mâu thuẫn xuất hiện phổ biến nhất giữa các tư liệu hiện đại, điển hình là từ các học giả, những người đã nghiên cứu về các tư liệu còn sót lại, nhưng lại đưa ra những cách giải thích khác nhau về quá khứ.

Nguyên nhân là do thiếu các tư liệu gốc để có thể khẳng định được cách giải thích nào là đúng nhất. Trong trường hợp này, người ta chấp nhận cả hai cách giải thích và cả hai đều được coi là hợp lý cho đến khi tìm thấy thêm được các bằng chứng.

Ví dụ:

Hai nhà sử học khác nhau có thể nghiên cứu các bằng chứng khảo cổ và bằng văn bản còn sót lại cho triều đại của pharaoh Ai Cập Akhenaten và đưa ra kết luận khác nhau về lý do bãi bỏ tôn giáo đa thần truyền thống. Một nhà sử học có thể cho rằng Akhenaten đang làm điều đó từ động cơ tôn giáo chân thành. Trong khi một nhà sử học khác có thể lập luận rằng, điều đó xuất phát  hoàn toàn từ lý do chính trị. Cả hai cách giải thích đều dựa trên những bằng chứng còn sót lại và chưa thể khẳng định rằng cách giải thích nào là đúng. Ví vậy động cơ của Akhenaten là vẫn đề còn tranh cãi.

Hãy lưu ý:

Chỉ khi cả hai tư liệu đều đáng tin cậy để đưa ra những cách giải thích khác nhau, thì khi đó mới được coi là có sự mâu thuẫn. Nếu một trong hai tư liệu bị đánh giá là không đáng tin cậy thì khi đó nó không có sự mâu thuẫn.

Ví dụ:

Một chuyên gia nghiên cứu ở đại học có thể nói rằng các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng bởi con người. Trong khi một website có thể đưa ra giả thuyết rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi người ngoài hành tinh. Đây là hai quan điểm khác nhau chứ không có sự mâu thuẫn. Đồng thời trong ví dụ này, thông tin từ trang web có độ tin cậy kém hơn.

Làm sao để xác định sự mâu thuẫn?

Khi bạn đọc hoặc nghiên cứu các tư liệu, cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Hai tư liệu khác nhau đưa ra những cách giải thích trái ngược nhau về cùng một vấn đề (như ý nghĩa, mục đích hay hậu quả)
  • Hai tư liệu cùng dựa trên việc nghiên cứu một tư liệu gốc nhưng lại đưa ra các kết luận khác nhau.
  • Một tư liệu đưa ra những những cách tiếp cận khác về chủ đề
  • Một tư liệu đề cập một cách cụ thể đến quan điểm của một tác giả khác.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, có thể chỉ ra tính mâu thuẫn giữa các tư liệu. Trong trường hợp đó, hãy ghi lại tên của các tư liệu khác nhau và ghi lại cách giải thích của mỗi tư liệu. Bạn cũng có thể ghi lại cả những bằng chứng của mỗi tư liệu sử dụng để biện minh cho cách giải thích của họ.

Ví dụ: Đánh giá tính mâu thuẫn của tư liệu trong bài viết của bạn:

– Flinder Petrie tin rằng Akhenaten là có niềm tin tôn giáo thực sự (1894, 41), trong khi Nhà sử học Redford lập luận rằng pharaoh đã sử dụng tôn giáo như một mặt nạ cho mục đích tối thượng của mình nhằm tạo ra một hệ thống độc tài mới dưới sự kiểm soát trực tiếp của ông ta (1984, 233-5).

– Các tư liệu thể hiện sự mâu thuẫn trong cách đánh giá về trận Borodino. Nó đã khiến các nhà sử học đưa ra kết luận khác nhau về việc ai là người chiến thắng thực sự. Nhà sử học người Nga, Sokolov lập luận rằng Napoléon đã giành chiến thắng, mặc dù tổn thất lớn (Sokolov, 2005, 454-5), nhưng Duffy tin rằng đó là một trận hòa, mặc dù cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng (1972, 217).

Nguyễn Hữu Long

(Theo Historyskills.com)

____________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Năng lực đánh giá tư liệuNăng lực tư duy lịch sửXác định điểm mâu thuẫn
Comments (2)
Add Comment