9 CÂU HỎI CẦN ĐẶT RA KHI NGHIÊN CỨU NỘI DUNG CỦA SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ
Tất cả các cuốn sách lịch sử, bao gồm cả sách giáo khoa, đều là sản phẩm của quá trình tư duy. Do đó, chúng đều có thể được phân tích bằng cách sử dụng các yếu tố của tư duy và được đánh giá bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn của tư duy.
Tất cả các cuốn sách lịch sử, bao gồm cả sách giáo khoa, đều là sản phẩm của quá trình tư duy. Do đó, chúng đều có thể được phân tích bằng cách sử dụng các yếu tố của tư duy và được đánh giá bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn của tư duy.
Khi nhận xét, phân tích và đánh giá về một cuốn sách giáo khoa, bạn không nên quá tập trung vào các yếu tố bên ngoài như, hình ảnh có đẹp không, có in giấy đẹp, khổ lớn hay không, in đậm hay nhạt, có đóng khung hay đổ màu,… Điều cốt yếu, bạn phải phê phán nội dung được viết trong sách thông qua một số câu hỏi tư duy như:
1. Lịch sử có rất nhiều trường phái và cách tiếp cận, vậy cuốn sách này được viết theo trường phái nào? Trường phái này ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn nội dung và đưa ra các câu hỏi tranh luận trong sách?
2. Cuốn sách này đứng từ lập trường, quan điểm nào? Nếu như vậy, cuốn sách này thể hiện sự định kiến ở mức độ nào?
3. Những định kiến “ngầm” được thể hiện trong sách là gì? Làm thế nào để bạn có thể phát hiện được ra nó?
4. Có sự mâu thuẫn nào giữa những kiến thức và quan điểm trong sách giáo khoa so với quan điểm của các nhà nghiên cứu hay không? Những điểm mâu thuẫn đó là gì và do đâu?
5. Có những cuốn sách nào khác cũng đề cập đến nội dung tương tự trong cuốn sách này (nhưng từ một quan điểm khác)? Có những quan điểm trái ngược với quan điểm được trình bày trong sách hay không?
6. Cuốn sách này tiếp cận tri thức lịch sử như một khoa học ở mức độ nào? Nếu vậy, các chuyên gia lịch sử trong lĩnh vực này có đồng ý với cách trình bày trong sách không?
7. Những câu hỏi lịch sử được hỏi trong sách giáo khoa thường dẫn đến những câu trả lời chắc chắn ở mức độ nào? Ngược lại, những câu hỏi trong sách có thể tranh luận ở mức độ nào? Và sách có giúp bạn phân biệt giữa những dạng câu hỏi này không?
8. Yếu tố cá nhân của tác giả/người viết sách có ảnh hưởng như thế nào đến nội dung và cách trình bày sách giáo khoa?
9. Động cơ, mục đích của những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa là gì? Nó được thể hiện như thế nào trong nội dung và kết cấu của các bài học?
Giáo viên Lịch sử dịch
(Trích: Hướng dẫn học sinh về Tư duy lịch sử – Tác giả: Dr. Linda Elder; Dr. Meg Gorzycki; Dr. Richard Paul)
Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.