MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY BÀI 1, SGK LỊCH SỬ LỚP 6 – LỊCH SỬ LÀ GÌ?

Bắt đầu từ năm học tới, các giáo viên sẽ chính thức dạy chương trình môn Lịch sử lớp 6 theo sách giáo khoa mới với ba bộ sách. Tuy nhiên trong quá trình tiếp cận với nội dung của sách giáo khoa, có một số điểm chúng ta cần làm rõ để học sinh cảm thấy dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn.

0 814
Bắt đầu từ năm học tới, các giáo viên sẽ chính thức dạy chương trình môn Lịch sử lớp 6 theo sách giáo khoa mới với ba bộ sách. Tuy nhiên trong quá trình tiếp cận với nội dung của sách giáo khoa, có một số điểm chúng ta cần làm rõ để học sinh cảm thấy dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn.
1. Khái niệm Lịch sử
* Vấn đề của sách giáo khoa: Không phân biệt một cách rõ ràng ba khái niệm cơ bản cơ bản “Lịch sử” “Quá khứ” và “môn Lịch sử”. Khái niệm Lịch sử viết rất khó hiểu – giống như phương pháp luận sử học dành cho sinh viên. Khái niệm Lịch sử và môn Lịch sử gần như không có sự phân biệt.
* Cách khắc phục: Có thể phân biệt một cách vắn tắt nhất 3 khái niệm như sau:
– Quá khứ là tất cả những gì đã xảy ra trước thời điểm hiện tại.
– Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, được con người ghi chép lại hoặc được phản ánh qua các nguồn tư liệu.
– Môn Lịch sử, là một môn học trong nhà trường, học về các sự kiện lịch sử nhưng nhằm những mục đích nhất định.
2. Phân loại các nguồn tư liệu:
* Vấn đề của sách giáo khoa: Sách giáo khoa đã đưa ra ba loại tư liệu là hiện vật, thành văn và truyền miệng, sau đó lại đưa ra tư liệu gốc. Điều này dễ dẫn đến nhầm lẫn rằng, tư liệu gốc là một loại tư liệu giống như ba loại tư liệu ở trên. Trong khi bản thân tư liệu hiện vật và thành văn có thể là tư liệu gốc. Sách giáo khoa cũng không đưa ra khái niệm về tư liệu thứ cấp hay tài liệu lịch sử.
* Cách khắc phục: Giáo viên có thể đưa ra 3 cách phân loại các bằng chứng/tư liệu cơ bản:
– Các phân loại dựa vào nguồn gốc/thời gian ra đời của tư liệu: Có thể chia ra thành tư liệu gốc và tài liệu lịch sử (có thể gọi là tư liệu sơ cấp và tư liệu thứ cấp). Tư liệu gốc là tư liệu ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện. Tài liệu lịch sử ra đời sau thời điểm sự kiện đã xảy ra.
– Cách phân loại dựa vào dạng thức của tư liệu: tư liệu hiện vật, tư liệu thành văn và tư liệu chữ viết.
– Cách phân loại dựa trên lĩnh vực mà tư liệu phản ánh: tư liệu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
3. Tại sao phải học Lịch sử
* Vấn đề của sách giáo khoa: Việc học Lịch sử rất quan trọng, vì… nhưng đó chỉ là cách nói của người lớn, là những điều được viết trong sách giáo khoa. Chừng nào, chúng ta chưa chỉ ra được, mô tả được, hoặc giúp người học có cơ hội trải nghiệm được sự quan trọng của Lịch sử thì chừng đó, những điều chúng ta nói chỉ là lý thuyết suông. Nó sẽ trôi từ tai này sang tai kia của người học mà chẳng đọng lại điều gì.
* Cách khắc phục: các thầy cô tự nghĩ tiếp nhé 🙂
Không có mô tả ảnh.
Nguyễn Hữu Long

_______________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.