Hướng dẫn sử dụng tư liệu gốc dạng văn bản

Ngoài ra, làm việc với các nguồn tư liệu gốc dạng văn bản cũng giúp học sinh có được kỹ năng phân tích và đánh giá các tài liệu đương thời cũng như giải thích các sự kiện ở thời đại của các em.

0 162

Lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. Hiểu biết lịch sử mang lại cảm giác về bản sắc của mỗi nhân. Hiểu lịch sử giúp chúng ta hiểu được xã hội và cộng đồng cũng như các giá trị và lý tưởng mà chúng ta đang sống. Các tư liệu văn bản cách giải thích các sự kiện trong quá khứ và quan điểm của người viết về “sự thật”. Bất cứ ai kiểm soát cách lịch sử được viết ra, xác định câu chuyện được kể như thế nào, sẽ kiểm soát việc giải thích lịch sử. Kiến thức và tư duy lịch sử mang lại cho chúng ta sức mạnh để tạo ra, diễn giải lại và tái tạo lại những hiểu biết mới và đầy đủ hơn về các sự kiện trong quá khứ. Vậy làm thế nào chúng ta có thể có được sự hiểu biết rộng hơn, đầy đủ hơn về lịch sử? Việc sử dụng các tư liệu gốc (dạng văn bản) không chỉ giúp chúng ta hiểu được về các giai đoạn hoặc sự kiện lịch sử mà cả cuộc sống của những người sống trong giai đoạn đó.

Các tư liệu gốc đều ẩn chứa những câu chuyện. Những câu chuyện này là một quan điểm độc đáo mà chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh của những người đã tạo ra chúng. Mỗi cá nhân giống như một mảnh ghép của một bức tranh về một thời điểm hoặc sự kiện cụ thể, cho phép chúng ta nhìn vào cuộc sống của những người trong quá khứ. Các tư liệu gốc là có thật và mang tính cá nhân, chúng mang trong mình các sự kiện “đã từng bị loại bỏ” trong lịch sử. Các tư liệu gốc cung cấp thông tin về cuộc sống, giá trị, thái độ và cảm xúc của những con người ở tại thời điểm đó, đồng thời giúp chúng ta hiểu và đánh giá được ý nghĩa của các sự kiện trong quá khứ. Trong trường hợp này, chúng ta cùng nghiên cứu các tư liệu gốc dạng văn bản, bao gồm: các báo cáo, bản đồ, ảnh, bức thư, bản vẽ, hồi ký, tài liệu chính thức, báo đương đại, nhật ký, tạp chí, hồ sơ kinh tế, tranh vẽ, thơ, văn học,…

Sử dụng các liệu gốc dạng văn bản giúp chúng ta hiểu về một giai đoạn lịch sử. Bằng cách nghiên cứu các tư liệu gốc trong quá trình học tập lịch sử, học sinh học cách nhận biết quan điểm, tổ chức “các cuộc đối thoại” giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời xây dựng bức tranh lịch sử của riêng mình. Ngoài ra, làm việc với các nguồn tư liệu gốc dạng văn bản cũng giúp học sinh có được kỹ năng phân tích và đánh giá các tài liệu đương thời cũng như giải thích các sự kiện ở thời đại của các em.

Những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn liệu gốc dạng văn bản:

  • Tư liệu phải có thể truy cập được – văn bản phù hợp với trình độ của học sinh.
  • Tư liệu phải hấp dẫn và phù hợp với cả chủ đề và bản thân học sinh
  • Tư liệu phải có sự phức tạp và mang tính thử thách với học sinh. Nghiên cứu các văn bản sẽ giúp học sinh đạt được những hiểu biết mới và chứa đựng nhiều cấp độ thông tin.
  • Tư liệu nên đưa ra những quan điểm khác nhau
  • Tư liệu không nên quá vì quá dài sẽ không có đủ thời gian để nghiên cứu. Tư liệu cũng không nên quá ngắn vì quá ngắn sẽ không cung cấp đủ thông tin

Các câu hỏi hướng dẫn việc khai thác liệu gốc dạng văn bản:

  • Đây là loại tư liệu gì?
  • Ai đã tạo ra tư liệu này? Tôi biết gì về lý lịch và vai trò của người đã tạo ra tư liệu?
  • Tư liệu này được tạo ra khi nào?
  • Điều gì đã xảy ra trong thời gian tư liệu được tạo ra?
  • Đối tượng hướng đến của tư liệu là ai?
  • Động cơ, mục đích của tác giả khi viết tư liệu này là gì?
  • Những ý tưởng nào được thể hiện? Tư liệu này muốn gửi đi thông điệp gì?
  • Tư liệu này thể hiện góc nhìn, quan điểm của ai?
  • Tư liệu này gợi lên những cảm xúc gì? Nó khơi dậy những cảm xúc tích cực hay tiêu cực?
  • Quan điểm của tư liệu này so với những tư liệu khác trong cùng thời gian và cùng một vấn đề giống và khác nhau như thế nào?
  • Tư liệu này có thể gợi ra những câu hỏi gì? Chúng ta chưa biết gì về tư liệu này?
  • Tư liệu này tác động như thế nào đến sự hiểu biết hoặc quan điểm của bạn về bối cảnh hoặc sự kiện lịch sử?
  • Tư liệu này phù hợp hoặc thay đổi cách giải thích hiện tại của bạn về quá khứ như thế nào?

Giáo viên Lịch sử

(Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.)

Leave A Reply

Your email address will not be published.