CHƯƠNG 5_THỜI ĐẠI CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu với các thầy cô một chương trong SGK Lịch sử của Canada về chủ đề Phát kiến địa lý. Tài liệu này có thể được sử dụng làm công cụ tham khảo để thiết kế bài giảng và phát cho học sinh làm tài liệu học tập trên lớp.
Cách đây khoảng gần 10 năm, tôi có làm việc cho một trường Quốc tế ở Hà Nội. Lần đầu tiên được tiếp xúc với một kho tài liệu giảng dạy khổng lồ từ các đồng nghiệp người Anh. Đặc biệt là những cuốn sách giáo khoa xịn xò, những slide bài giảng sinh động, nhưng cách nhìn cách tiếp cận độc đáo. Tôi cứ ao ước mãi, giá mà mình có đủ thời gian để dịch hết ra tiếng Việt.
Nhưng phải đợi mãi đến sau này, khi tôi có đủ thời gian và sự bình tĩnh để đọc thật kĩ, nghĩ thật lâu và dịch thật chậm từng chương của từng cuốn sách. Vừa dịch vừa tìm hiểu về chương trình, đội ngũ tác giả, nhà xuất bản cũng như triết lý biên soạn sách. Quả thật là có vô cùng nhiều điều thú vị mà tôi chưa từng được đọc và được biết đến trước đây.
Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu với các thầy cô một chương trong SGK Lịch sử của Canada về chủ đề Phát kiến địa lý. Tài liệu này có thể được sử dụng làm công cụ tham khảo để thiết kế bài giảng và phát cho học sinh làm tài liệu học tập trên lớp.
Ngày hôm nay, sách giáo khoa đã không còn là pháp lệnh và chỉ được coi như tài liệu tham khảo. Tại sao chúng ta không “mạnh dạn” sử dụng các nguồn tài liệu khác với sự đa dạng hơn về thông tin và cách tiếp cận? Tôi tin rằng, các thầy cô sẽ phát hiện được rất nhiều điều thú vị (như tôi đã từng) và học sinh cũng chúng ta cũng được hưởng lợi từ đó.
Xin được trân trọng giới thiệu đến các thầy cô!