Dạy học sinh cách xác định góc nhìn, quan điểm trong các tư liệu

Mỗi người đều có cách nhìn và cách hiểu về các sự kiện khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, niềm tin và giá trị của họ. Ngay cả các nhà sử học hiện đại cũng có quan điểm riêng của họ và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cách họ giải thích quá khứ. 

0 1,963

Khi phân tích tư liệu, việc xác định được quan điểm hay góc nhìn của người tạo ra tư liệu sẽ giúp đánh giá sự phù hợp và độ tin cậy của tư liệu.

Góc nhìn là gì?

Góc nhìn là vị trí, lập trường, ý kiến cá nhân mà từ đó người ta tạo ra các tư liệu để mô tả về các sự kiện lịch sử.

Mỗi người đều có cách nhìn và cách hiểu về các sự kiện khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, niềm tin và giá trị của họ. Ngay cả các nhà sử học hiện đại cũng có quan điểm riêng của họ và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cách họ giải thích quá khứ.

Ví dụ:

Hai nhóm người hâm mộ hai đội bóng, cùng ngồi xem một trận bóng đá sẽ có những quan điểm và cách nhìn khác nhau về trận đấu. Người hâm mộ của phe chiến thắng sẽ có cái nhìn tích cực và thường ca ngợi chiến thuật của các cầu thủ trong đội của họ. Những người bên phe thua cuộc sẽ có cái nhìn khá tiêu cực và có thể đổ lỗi cho cho phán quyết của trọng tài hoặc ‘gian lận’ của đội đối phương. Rõ ràng, cùng một sự kiện, tại sao họ lại có những cách miêu tả và giải thích khác nhau? Đó là do sự khác biệt về quan điểm và góc nhìn.

Góc nhìn hay quan điểm trong lịch sử cũng giống như vậy. Hai phe trong cuộc chiến hoặc các nhóm chính trị hoặc các giai cấp đều có cách nhìn khác nhau về cùng một sự kiện. Và dĩ nhiên, họ sẽ mô tả sự kiện theo những cách khác nhau.

Lưu ý! 

Sự khác biệt về quan điểm là điều cần thiết khi nghiên cứu về các tư liệu. Điều đó không có nghĩa là một bên sẽ nói đúng và trung thực còn một bên nói sai và gian dối. Nó đơn giản chỉ là sự khác biệt về quan điểm.

Tuy nhiên, nếu sự khác biệt về quan điểm dẫn đến sự xuyên tạc, bẻ cong hoặc thiếu trung thực về các sự kiện hoặc nhân vật thì nó không còn là sự khác biệt về quan điểm nữa mà là “tính chủ quan” – điều mà chúng ta cũng đề cập đến trong quá trình phân tích tư liệu.

Làm thế nào để nhận ra sự khác biệt về quan điểm?

Bước đầu tiên để nhận ra được sự khác biệt về góc nhìn và quan điểm là xem xét xem ai là người tạo ra tư liệu. Khi đã biết được người tạo ra tư liệu, bạn có thể xác định được sự khác biệt về quan điểm trong cách mô tả và giải thích về các sự kiện, nhân vật trong quá khứ.

Dưới đây có thể là những đối tượng dễ dàng tạo ra những sự khác biệt về góc nhìn:

– Quốc tịch (Mỹ, Nhật, Việt Nam,…)

– Nghề nghiệp (Giáo viên, Doanh nhân, Người lính, Nông dân,…)

– Quan điểm chính trị (Tư bản, Cộng sản, Bảo thủ,…)

– Nền tảng văn hóa (Châu Á, châu Âu, gia đình trí thức,…)

– Giới tính (Nam, nữ, LGBT)

– Niềm tin tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo,…)

– Nền tảng giáo dục (Đại học, phương pháp giáo dục,…)

Ví dụ: Hãy chỉ ra sự khác biệt về quan điểm về các vấn đề sau Nguyên nhân
1. Nên hay không nên ăn thịt chó Việt Nam:

Thế giới:

2. Vì sao Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới II Phía Nhật Bản

Phía Mỹ:

3. Chính sách thuộc địa của người Pháp Người dân Việt Nam nghèo:

Người Pháp:

4. Mục đích của chính sách thỏa hiệp của Anh – Pháp trong CTTG 2 Anh, Pháp:

Phía Liên Xô:

 

Nguyễn Hữu Long

___________________________________________________________________________________

Bài viết này thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.