Năng lực phân tích tư liệu: Sự tương đồng giữa các tư liệu

Khi tư liệu thứ hai cung cấp thông tin tương tự hoặc giống với tư liệu thứ nhất, ta nói rằng tư liệu thứ hai có những điểm tương đồng với tư liệu thứ nhất. Tìm ra những điểm tương đồng sẽ củng cố các kết luận của bạn, đặc biệt là khi bạn đang đưa ra một lập luận lịch sử.

0 388

Khi phân tích tư liệu, chúng ta cần so sánh với các tư liệu khác. Điều này giúp bạn đánh giá độ chính xác của chúng.

Điểm tương đồng giữa các tư liệu?

Sự tương đồng giữa các tư liệu là những điểm chung được tìm thấy trong quá trình so sánh các thông tin từ các tư liệu khác nhau.

Khi tư liệu thứ hai cung cấp thông tin tương tự hoặc giống với tư liệu thứ nhất, ta nói rằng tư liệu thứ hai có những điểm tương đồng với tư liệu thứ nhất

Tìm ra những điểm tương đồng sẽ củng cố các kết luận của bạn, đặc biệt là khi bạn đang đưa ra một lập luận lịch sử.

Khi chọn nguồn để so sánh tìm điểm tương đồng, hãy chọn những nguồn đáng tin cậy, điều này làm tăng thêm sự chắc chắn cho lập luận của bạn.

Làm thế nào để nhận ra sự tương đồng?

Để phát hiện ra những điểm tương đồng giữa hai tư liệu, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

  1. Đọc kĩ tư liệu thứ nhất và xác định nhưng thông tin chính mà tư liệu cung cấp.
  2. Đọc tư liệu thứ hai và tóm tắt những thông tin chính mà tư liệu này cung cấp.
  3. So sánh thông tin từ hai tư liệu và chỉ ra những điểm giống nhau hoặc tương tự nhau.
  4. Những thông tin giống nhau đó chứng minh cho tính tương đồng của các tư liệu.

Bạn có thể thực hiện kĩ năng tìm điểm tương đồng của các tư liệu bằng cách hoàn thành bảng sau:

Thông tin ở tư liệu thứ 1 Thông tin ở tư liệu thứ 2 Thông tin được tìm thấy ở cả hai tư liệu
 

 

 

Điều gì xảy ra nếu như thông tin ở hai tư liệu có sự mâu thuẫn?

Nếu trong quá trình tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các tư liệu, bạn nhận thấy rằng hai tư liệu cung cấp thông tin khác nhau, thậm chí có những điểm mâu thuẫn giữa chúng. Đây cũng là một kỹ năng phân tích tư liệu mà bạn có thể tìm hiểu ở “phân tích điểm mâu thuẫn giữa hai tư liệu”.

Ví dụ: Cách để thể hiện sự tương đồng của các tư liệu trong bài viết của bạn

Trong cuốn Việt Nam sử lược, sử gia Trần Trọng Kim đánh giá Quang Trung rằng: “Vua Quang Trung Nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra đất Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiệp thì thật khác thường.” Điều này cũng được thể hiện trong cuốn Notes historiques sur la nation annamite (Bút ký lịch sử về dân tộc An Nam), Legrand de la Liraye đánh giá “Ông không chỉ là cầm quân mà còn là nhà cai trị rất giỏi… Đồn binh vững vàng khắp đường sông, cửa biển; kỷ luật nghiêm minh, đồng thời lại rất nhân từ với nhân dân…”  

Nguyễn Hữu Long

______________________________________________________________________________________

Bài viết này thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.