Hướng dẫn học sinh cách đánh giá độ tin cậy của tư liệu

Độ tin cậy của tư liệu nhằm xác định xem tư liệu đó có đáng tin hay không. Chỉ khi tư liệu đáng tin bạn mới sử dụng để trích dẫn.

0 759

Đánh giá độ tin cậy là một kĩ năng quan trọng trong đánh giá tư liệu. Nó giúp đưa ra kết luận về mức độ đáng tin của một tư liệu.

Độ tin cậy là gì?

Độ tin cậy của tư liệu nhằm xác định xem tư liệu đó có đáng tin hay không. Chỉ khi tư liệu đáng tin bạn mới sử dụng để trích dẫn.

Trong lịch sử, hiếm khi chúng ta có thể khoảng một tư liệu là đáng tin cậy 100%. Vì vậy, khi nói về độ tin cậy của các tư liệu, chúng ta thường sử dụng các từ như:

Vô cùng – rất – đáng tin – có thể tin cậy phần nào – không đáng tin

Ví dụ, chúng ta có thể nói “tư liệu A vô cùng đáng tin” “Tư liệu B không đáng tin cậy”

Làm thế nào để đánh giá độ tinh cậy?

Dựa trên những yếu tố trong quá trình phân tích tư liệu, chúng ta có thể đưa ra các kết luận về độ tinh cậy của tư liệu:

 

Nguồn gốc

 

Người tạo ra tư liệu phải đáng tin. Ví dụ, họ là người trực tiếp chứng kiến sự kiện hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Loại tư liệu cũng có ảnh hưởng đến độ tin cậy. Nó có thể là một bức thư viết tay hoặc một văn bản của nhà nước hay bài báo học thuật.

 

Quan điểm

 

Người tạo ra tư liệu luôn luôn có quan điểm và góc nhìn cụ thể. Ví dụ như họ làm các nghề nghiệp khác nhau hoặc đến từ các quốc gia khác nhau.
 

Bối cảnh

 

Các tư liệu thường được tạo ra trong một thời điểm quan trọng của sự kiện. Ví dụ, nó được tạo ra cùng ngày xảy ra sự kiện sẽ đáng tin hơn so với các hồi kí về sự kiện.
 

Đối tượng hướng đến

 

Đối tượng hướng đến của tư liệu cũng giúp đánh giá được độ tin cậy của tư liệu đó. Ví dụ, nếu tư liệu về các sự kiện bí mật của quốc gia nhưng lại được viết để hướng đến số đông thì rất có thể, tư liệu đó không đáng tin cậy.
 

Động lực

 

Mục đích cụ thể của tư liệu trong việc ghi lại những thông tin cụ thể về một sự kiện sẽ quyết định độ tin cậy của nó.

Ví dụ về việc đánh giá độ tinh cậy của tư liệu:

Tư liệu A rất chính xác và đáng tin cậy khi kể về những trải nghiệm của một người lính Australia bởi vì nó là bức thư tay của John Smith, anh là một người lính từng tham gia trực tiếp trong Chiến tranh thế giới thứ I. Bức thư này được viết ngay sau sự kiện đổ bộ Gallipoli vào ngày 55 tháng 4 năm 1915 và cũng nhằm chia sẻ những trải nghiệm của anh đến những người thanh trong gia đình ở Australia. Vì vậy, tư liệu này, có thể coi là một trong những tư liệu rất đáng tin cậy khi tìm hiểu về cuộc sống của những người lính trong Chiến tranh thế giới I

Nếu một tư liệu không đáng tin cậy?

Khi sử dụng thông tin từ các tư liệu để chứng minh cho lập luận của riêng bạn, bạn cần có khả năng chọn và sử dụng các tư liệu đáng tin cậy. Nếu bạn nhận thấy một tư liệu không đáng tin, bạn không nên sử dụng nó.

Tuy nhiên, nếu bạn không có được các tư liệu khác phù hợp, bạn vẫn có thể sử dụng tư liệu đó nhưng cần sử dụng các kĩ năng phân tích tư liệu để phê phán nó.

Làm thế nào để nhận ra tư liệu “không đáng tin”?

Dựa vào các bước của việc phân tích tư liệu, bạn sẽ đưa ra được kết luận rằng một tư liệu là không đáng tin:

  • Người tạo ra tư liệu không trực tiếp chứng kiến sự kiện diễn ra.
  • Người tạo ra tư liệu không có kiến thức chuyên môn về chủ đề mà họ đề cập trong tư liệu. (Ví dụ một người nông dân khi nói về việc phóng vệ tinh nhân tạo)
  • Các tư liệu tạo ra nhưng chưa được kiểm chứng bởi chuyên gia (ví dụ các thông tin được chia sẻ trên blog cá nhân)
  • Mục đích của tư liệu là để giải trí hoặc đơn giản là để đưa thông tin hơn là đưa ra các thông tin khách quan về sự kiện.

Ví dụ: Đánh giá tư liệu đáng tin cậy trong bài viết của bạn:

– Tư liệu này rất đáng tin vì có có liên quan đến điều kiện làm việc trong nhà máy ở thời kì Cách mạng công nghiệp vì người viết sống ngay bên cạnh một cơ sở công nghiệp lớn trong thế kỷ 19.

– John Smith, một người lính đã từng tham gia trong Cheiens tranh thế giới I đã mô tả rất chính xác về các điều kiện sống trong các chiến hào, “…” (1981, 31).

– Các số liệu của cuộc khảo sát dân số năm 2019 được thực hiện bởi Tổng Cục Thống kê nhằm cung cấp cho chính phủ các con số chính thức. Do đó, nó được coi là rất đáng tin cậy.

Ví dụ: Cách đánh giá một tư liệu KHÔNG đáng tin trong bài viết của bạn:

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tiểu thuyết Lá cờ thêu sáu chữ vàng:

“Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

– Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.”

những nội dung mà ông viết trong cuốn tiểu tuyết chỉ dựa trên sự thật lịch sử và nhằm mục đích cổ vũ động viên tinh thân của mọi người, vì vậy, các nhà sử học đều cho rằng, tư liệu này không đáng tin.

Nguyễn Hữu Long

(Theo Historyskills.com)

____________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.