Khóa học: Đánh giá năng lực trong Dạy học Lịch sử

Khi chuyển sang môn hình dạy học phát triển năng lực, một trong những vấn đề mà các giáo viên lịch sử quan tâm đó là làm thế nào để có thể được đánh giá được hiệu quả của công việc giảng dạy? Làm thế nào để có thể đo đạc, lượng hóa được sự tiến bộ của học sinh về phương diện kĩ năng/ năng lực bộ môn? Việc dạy học Lịch sử sẽ hình thành ở học sinh những năng lực nào? Minh chứng cho những năng lực đó là gì?

0 719

Khi chuyển sang môn hình dạy học phát triển năng lực, một trong những vấn đề mà các giáo viên lịch sử quan tâm đó là làm thế nào để có thể được đánh giá được hiệu quả của công việc giảng dạy? Làm thế nào để có thể đo đạc, lượng hóa được sự tiến bộ của học sinh về phương diện kĩ năng/ năng lực bộ môn? Việc dạy học Lịch sử sẽ hình thành ở học sinh những năng lực nào? Minh chứng cho những năng lực đó là gì?

Việc xây dựng và hoàn thiện khung đánh giá năng lực học sinh của bộ môn lịch sử sẽ giúp nhà trường xây dựng được chuẩn năng lực đầu ra. Nó cũng là cơ sở để giáo viên có thể đặt được mục tiêu cho bài học, xây dựng các hoạt động dạy học và đánh giá và đưa phản hồi cho học sinh, giúp cho phụ huynh hiểu được sự tiến bộ của con trong quá trình học tập (về phương diện kĩ năng/ năng lực).

  1. Mục tiêu của khóa học

– Hiểu bản chất khái niệm năng lực và đánh giá năng lực học sinh, phân biệt nó với các hình thức đánh giá truyền thống.

– Có thể xác định, gọi tên được các năng lực, kĩ năng chung và các năng lực đặc thù của môn lịch sử minh chứng về các mức độ làm chủ các năng lực của học sinh.

– Thực hành các bước của việc đánh giá năng lực học sinh trên phạm vi một bài/ nhiệm vụ học tập và trong cả môn học.

– Thiết kế được rubric và các cong cụ đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử

  1. Nội dung khóa học
Buổi 1: Đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử và các khái niệm liên quan
  Đánh giá năng lực học sinh là gì?  

– Tài liệu phát tay

– PPT bài giảng

– Giáo án (của mỗi giáo viên)

– Đồ dùng học tập (giấy A0, bút dạ)

Khung đánh giá năng lực môn Lịch sử?
Phương pháp xây dựng khung năng lực môn Lịch sử
Cách sử dụng khung năng lực môn Lịch sử trong quá trình đánh giá.
Khung năng lực môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Buổi 2 + 3: Các bước đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử

 

  – Xác định các năng lực cần hình thành cho học sinh THCS  

– Tài liệu phát tay

– PPT bài giảng

– Giáo án (của mỗi giáo viên)

– Đồ dùng học tập (giấy A0, bút dạ)

  – Xây dựng mục tiêu cho từng năng lực
  – Thiết kế các hoạt động dạy học dựa trên mục tiêu về năng lực
  – Tìm minh chứng, chứng minh cho các năng lực  được hình thành
  – Thiết kế công cụ đo năng lực
  – Sử dụng kết quả đánh giá để đưa phản hồi, cải thiện quá trình học tập
Buổi 4: Rubric và các công cụ đánh giá năng lực học sinh
  – Các bước của việc xây dựng Rubric

– Thiết kế các công cụ để đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử

– Tài liệu phát tay

– PPT bài giảng

– Đồ dùng học tập (giấy A0, bút dạ)

  1. Đối tượng tham gia

– Sinh viên Sư phạm ngành Lịch sử

– Giáo viên Lịch sử ở các trường THCS, THPT

– Tổ trưởng chuyên môn, chuyên viên phụ trách môn Lịch sử

– Điều phối chương trình môn Lịch sử

  1. Thông tin giảng viên

– Giảng viên: Nguyễn Hữu Long – Người sáng lập Dự án Đào tạo và hỗ trợ Giáo viên – Táo Giáo Dục

– Điện thoại: 0971.067.689

– Email: [email protected]

– Website: https://giaovienlichsu.com/

Leave A Reply

Your email address will not be published.