Việc dạy các khái niệm chung trong các chủ đề Lịch sử lớp 11

Xét cho cùng, bản chất của quá trình nhận thức là sự hình thành những khái niệm mới ở học sinh. Chỉ khi học sinh thực sự làm chủ các khái niệm, học sinh mới thực sự tư duy được bằng khái niệm và dùng nó để tiếp cận các khái niệm mới, tri thức mới.

0 265

Khi bắt đầu chương trình lịch sử lớp 11, giáo viên và học sinh sẽ phải tiếp cận với rất nhiều những vấn đề mang tính lý luận, khái quát ví dụ như “cách mạng” “giai cấp” “động lực” “ý nghĩa của cách mạng”, “mâu thuẫn giai cấp”, “tiền đề tư tưởng”,… Trong khi đó, kiến thức lịch sử nền tảng và kinh nghiệm xã hội của học sinh lại chưa đầy đủ. Chính vì vậy, việc dạy và học nội dung này gặp khá nhiều khó khăn. Nó làm cho cách tiếp cận nội dung kiến thức trở nên hời hợt, qua loa, đại khái, loáng thoáng.

Để khắc phục được tình trạng đó, giáo viên buộc phải dành thời gian trước mỗi bài hoặc mỗi chủ đề để dạy học sinh các thuật ngữ trung tâm của bài học, dạy học sinh vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề lịch sử khác nhau.

Ví dụ:

Trong chủ đề đầu tiên, có hai khái niệm trung tâm, đó là “cách mạng” và “tư sản”. Chúng tôi đã thiết kế thành một tiết học. Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề như:

– Cách mạng là gì? Cách mạng khác gì và giống gì với chiến tranh, khởi nghĩa, nổi loạn, bạo loạn, đảo chính…?

– Khi nào thì cách mạng nổ ra?

– Muốn một cuộc cách mạng thành công cần có những yếu tố nào?

– Những ai được hưởng lợi từ cách mạng? Nhưng ai không thích các cuộc cách mạng?

– Cách mạng có phải là ý kiến chủ quan hay là một yếu tố khách quan?

– Tư sản là gì? Ra đời từ bao giờ?

– Nguồn gốc của thuật ngữ tư sản từ đâu mà ra? Có phải ngay từ ban đầu từ tư sản đã có ý nghĩa và được sử dụng như ngày nay?

– Ai là người đầu tiên sử dụng khái niệm “tư sản” với ý nghĩa như ngày nay?

– Giai cấp tư sản, gồm những ai, địa vị, thái độ như thế nào

.v.v.. vân vân và mây mây

Xét cho cùng, bản chất của quá trình nhận thức là sự hình thành những khái niệm mới ở học sinh. Chỉ khi học sinh thực sự làm chủ các khái niệm, học sinh mới thực sự tư duy được bằng khái niệm và dùng nó để tiếp cận các khái niệm mới, tri thức mới.

Và để làm được điều này cũng không hề đơn giản, nó đòi hỏi giáo viên sự mày mò nghiên cứu, đam mê tìm tòi, luôn đặt câu hỏi và thay đổi quan điểm, góc nhìn cũng như cách tiếp cận.

Một khi đã giải quyết được các vấn đề này, chúng ta mới có thể đưa học sinh tiếp cận với cái gọi là “dạy học phát triển năng lực”.

(Giáo viên Lịch sử)

Leave A Reply

Your email address will not be published.