Hoạt động sáng tạo poster nền kinh tế kế hoạch, Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000), Lịch sử 12, Ban cơ bản

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với vị thế và uy tín quốc tế cao, Liên Xô đã từng bước khắc phục khó khăn trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới với nhiều thành tựu công nghệ quan trọng của thế kỷ XXX bao gồm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, đưa người vào vũ trụ đầu tiên…. Trong các giờ học, các em học sinh đều được học rất kĩ những thành tựu xây dựng chủ nghĩa của Liên Xô, tuy nhiên các em lại chưa thực sự được trải nghiệm để hiểu bản chất của nền kinh tế kế hoạch. Nền kinh tế này bao gồm những quy trình như thế nào, vận hành ra sao. Tại sao nó lại trở thành nhân tố quan trọng khiến Liên Xô là siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới thập niên 70 của thế kỉ XX. Nhưng cũng chính nó khiến Liên Xô sụp đổ “cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp”. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các thầy cô cách tổ chức hoạt động: sáng tạo poster về nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô (1945 – 1985), Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000), Lịch sử 12, Ban cơ bản.

0 863
  1. Hướng dẫn thực hiện:

– Hoạt động này được sử dụng sau khi giáo viên đã dạy xong nội dung kiến thức về Liên Xô (1945 – 1991) ở trên lớp.

– Hình thức: Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân thực hiện ngay trên lớp hoặc giao bài tập để học sinh hoàn thành ở nhà

– Thời hạn nộp bài (nếu thực hiện ở nhà: 1 tuần)

  1. Các bước thực hiện

2.1 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

– Sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế poster thể hiện nội dung của nền kinh tế kế hoạch mà Liên Xô thực hiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Yêu cầu: làm việc cá nhân

– Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, giáo viên gợi ý học sinh: em hiểu thế nào là nền kinh tế kế hoạch, nó có những thành phần nào, quy trình của nó ra sao… và hướng dẫn học sinh các bước thiết kế poster: lựa chọn thông điệp, bố cục poster, hình ảnh, slogan…

– Học sinh làm việc cá nhân thiết kế poster theo yêu cầu của giáo viên.

– Hoạt động thực hiện trên lớp hoặc giao bài tập về nhà.

 2.2 Học sinh trưng bày sản phẩm

– Học sinh hoàn thiện sản phẩm poster trên lớp trong khung thời gian quy định (nếu thực hiện trên lớp). Sau đó giáo viên sẽ tổ chức để HS trình bày sản phẩm của mình theo kỹ thuật phòng tranh.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu đánh giá chéo (theo mẫu dưới đây)

Giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi suy ngẫm cho học sinh

3. Một số sản phẩm poster nền kinh tế kế hoạch Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai của học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương

Lê Lan Vân

______________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.