Bộ Tài Liệu 101 Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Lịch Sử (Mã Số: TNLS 101)

Bộ tài liệu cung cấp cho học sinh các trải nghiệm đối với các nội dung kiến thức lịch sử, từ đó có được những nhận thức và tư duy lịch sử, cũng như hiểu được quá trình phát triển trong tư duy của con người là cơ sở cho sự phát triển của những nền văn minh.

0 1,701

Tên tài liệu: 101 hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử

Mã số: TNLS 101

Định dạng: PDF và PPTX

Số trang: 318 trang (tập 1) và 332 trang (tập 2)

Giá bán: 650k (gồm 2 tập Cổ Trung Đại và Cận Hiện Đại)

DOWNLOAD bản xem trước tại đây:

 

Bộ tài liệu cung cấp 101 hoạt động trải nghiệm cho phần lịch sử Cổ trung đại và lịch sử Cận hiện đại. Các hoạt động trải nghiệm gồm 4 dạng thức:

  • Thiết kế mô hình
  • Điền dã, nghiên cứu
  • Trải nghiệm kiến thức bài học
  • Trò chơi/ gameshow

Ngoài các hướng dẫn thực hiện chi tiết, phần quan trọng nhất của bộ tài liệu đó chính là hệ thống các câu hỏi suy ngẫm, giúp hình thành năng lực cho học sinh.

Với mỗi hoạt động các thầy cô sẽ được cung cấp:

  • Giới thiệu
  • Mục đích
  • Thời điểm
  • Đối tượng
  • Chuẩn bị
  • Hướng dẫn các bước thực hiện
  • Mở rộng
  • Tài liệu tham khảo
  • Mẫu phiếu câu hỏi suy ngẫm

Các ý tưởng trong bộ tài liệu có thể sử dụng trong những trường hợp nào?

  • Trong các bài học trên lớp
  • Tiết thực hành lịch sử
  • Trong các hoạt động ngoại khóa
  • Các dự án nghiên cứu
  • Câu lạc bộ Lịch sử
  • Ngày hội khoa học

Nội dung chi tiết của tài liệu:

Phần 1: Hướng dẫn sử dụng tài liệu

  1. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử

1.1. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử

1.2. Phân loại các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử

1.3. Nội dung của bộ tài liệu

  1. Hướng dẫn sử dụng tài liệu

2.1. Các ý tưởng trong bộ tài liệu có thể sử dụng trong những
trường hợp nào?

2.2. Quy trình áp dụng ý tưởng hoạt động trải nghiệm vào thực tế

2.3. Một số lưu ý đối với học sinh trong quá trình thực hiện

Phần 2: Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử

Tập 1: Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử Cổ trung đại Tập 2: Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử Cận hiện đại
Hoạt động 001: Khai quật khảo cổ học

Hoạt động 002: Vẽ trên vách hang

Hoạt động 003: Làm mô hình bộ xương

Hoạt động 004: Làm và phân tích cục phân

Hoạt động 005: Điêu khắc trên đá

Hoạt động 006: Làm cung tên

Hoạt động 007: Cây gậy vót nhọn

Hoạt động 008: Thử nghiệm đất trồng

Hoạt động 009: Làm dọi se chỉ

Hoạt động 010: Thử tạo ra lửa

Hoạt động 011: Mô phỏng đồng bằng sông Nin

Hoạt động 012: Làm giấy papyrus

Hoạt động 013: Mô phỏng cách làm bè từ cây sậy

Hoạt động 014: Làm chiếc lọ canopic

Hoạt động 015: Làm mặt nạ của Pharaoh

Hoạt động 016: Mô phỏng kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập

Hoạt động 017: Làm vít tải nước của người Ai Cập

Hoạt động 018: Mô hình kim tự tháp Ai Cập

Hoạt động 019: Viết chữ hình đinh trên đất sét

Hoạt động 020: Mô hình bánh xe nước rahat của người Ấn Độ cổ đại

Hoạt động 021: Làm bánh xe của người Sume

Hoạt động 022: Làm kem theo phương pháp của người Trung Quốc

Hoạt động 023: Làm đội quân đất nung

Hoạt động 024: Thiết kế la bàn

Hoạt động 025: Làm đồng hồ mặt trời

Hoạt động 026: Làm bàn tính

Hoạt động 027: Làm sách thẻ tre

Hoạt động 028: Làm giấy theo phương pháp của Thái Luân

Hoạt động 029: Làm mô hình thuyền Hi Lạp

Hoạt động 030: Làm đồng hồ nước

Hoạt động 031: Mê cung giam giữ Minotaur

Hoạt động 032: Lực đẩy Archimedes

Hoạt động 033: Làm chiếc bình gốm hai quai

Hoạt động 034: Mô hình con ngựa thành Troy

Hoạt động 035: Làm cầu vòm La Mã

Hoạt động 036: Kỹ thuật làm đường của người La Mã

Hoạt động 037: Làm khiên của người lính La Mã

Hoạt động 038: Đội hình con rùa

Hoạt động 039: Làm mực của người Roma

Hoạt động 040: Làm máy bắn đá

Hoạt động 041: Mô phỏng kỹ thuật đúc đồng

Hoạt động 042: Têm trầu cánh phượng

Hoạt động 043: Thiết kế thời trang hoa văn Đại Việt

Hoạt động 044: Mô hình lâu đài thời trung đại

Hoạt động 045: Làm giấy giả cổ

Hoạt động 046: Làm tiền cổ

Hoạt động 047: Làm chiếc bát gốm

Hoạt động 048: Mô phỏng chiến thắng Bạch Đằng

Hoạt động 049: Sáng tạo các vị thần

Hoạt động 050: Mô phỏng phong cách vẽ của Michelangelo

Hoạt động 051: Làm súng thần công

 

 

Hoạt động 052: Làm mô hình thành Vauban

Hoạt động 053: Chế tạo động cơ điện

Hoạt động 054: Làm khung cửi, dệt bằng phương pháp thủ công

Hoạt động 055: Mô phỏng hoạt động của điện thoại

Hoạt động 056: Mô hình động cơ chạy bằng sức nước

Hoạt động 057: Sản xuất theo dây chuyền

Hoạt động 058: Làm nhà phát minh

Hoạt động 059: Làm tàu thủy có guồng bánh xe

Hoạt động 060: Giải mật mã

Hoạt động 061: Làm động cơ ô tô bằng bóng bay

Hoạt động 062: Mô hình hầm trú ẩn Anderson

Hoạt động 063: Thiết kế máy bay bằng xốp

Hoạt động 064: Thông điệp bí ẩn trên vỏ trứng

Hoạt động 065: Khinh khí cầu ngăn máy bay

Hoạt động 066: Cờ tỷ phú – Chiến tranh Lạnh

Hoạt động 067: Ký ức vui vẻ

Hoạt động 068: Làm hầm cá nhân

Hoạt động 069: Mô hình địa đạo Củ Chi

Hoạt động 070: Phỏng vấn Cựu chiến binh

Hoạt động 071: Hóa trang thành các nhân vật Lịch sử

Hoạt động 072: Poster tuyên truyền cổ động

Hoạt động 073: Làm mũ rơm

Hoạt động 074: Ném bom

Hoạt động 075: Trò chơi dò mìn

Hoạt động 076: Gestapo cảnh sát mật

Hoạt động 077: Rải truyền đơn

Hoạt động 078: Làm mô hình cầu Long Biên

Hoạt động 079: Cuộc họp chính phủ lâm thời VNDCCH sau cách mạng tháng Tám 1945

Hoạt động 080: Làm khinh khí cầu bằng nến

Hoạt động 081: Mô phỏng trận chiến trên chiến trường

Hoạt động 082: Mô phỏng chiến thuật chiến tranh du kích

Hoạt động 083: Làm kính tiềm vọng

Hoạt động 084: Trò chơi thương lượng Yalta

Hoạt động 085: Trò chơi kiểm duyệt thư tín trong CTTG1

Hoạt động 086: Soạn thảo hiệp ước Véc-xai

Hoạt động 087: Thiết kế mặt nạ chống độc

Hoạt động 088: Thiết kế chiếc dù máy bay

Hoạt động 089: Ngụy trang

Hoạt động 090: Làm hoa poppy

Hoạt động 091: Làm tên lửa

Hoạt động 092: Làm mô hình chiến hào

Hoạt động 093: Triển lãm thời Bao cấp

Hoạt động 094: Viết lịch sử gia đình

Hoạt động 095: Trải nghiệm tem phiếu thời Bao cấp

Hoạt động 096: Các cách trình bày lịch sử

Hoạt động 097: Tam sao thất bản

Hoạt động 098: Quan điểm, góc nhìn và định kiến

Hoạt động 099: Thám tử điều tra

Hoạt động 100: Thiết kế tờ lịch bloc

Hoạt động 101: Bí ẩn từ những tấm bia mộ

 

Con người không chỉ muốn biết được tương lai, về những điều chưa xảy ra. Mà con người còn rất khát khao được biết về quá khứ, về những gì đã diễn ra. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng chúng ta có thể chạm tay vào quá khứ một cách thật sự chân thực, sống động và có ý nghĩa? Được hình dung, tưởng tượng, gặp gỡ, nói chuyện, trao đổi về cuộc sống, sinh hoạt của những con người trong quá khứ?

Từ trước đến nay, việc tách rời kiến thức khoa học khỏi bối cảnh ra đời của nó, cũng như việc điểm tên/liệt kê các thành tựu khoa học, nghệ thuật trong các bài học lịch sử đã làm cho những nội dung được dạy trở nên nông cạn, hời hợt, thiếu sự kết nối cũng như tính ứng dụng thực tiễn. Môn Lịch sử và các môn học khác, đặc biệt là các khoa học tự nhiên, dường như không có mối quan hệ nào. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ chính những đặc trưng mang tính cố hữu của kiến thức lịch sử, cũng như cách xây dựng và thiết kế chương trình giảng dạy trong thời gian qua.

Cuốn tài liệu này được viết không nhằm mục đích hướng đến những vấn đề lý thuyết như thế nào là hoạt động trải nghiệm, hay vai trò ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử. Mà chúng tôi sẽ tập trung vào những ý tưởng cụ thể, cũng như cách thức để triển khai những hoạt động này trong điều kiện thực tiễn lớp học của các trường học ở Việt Nam. Với những ý tưởng đa dạng, hướng dẫn chi tiết và những công cụ tiện dụng, bộ tài liệu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học Lịch sử. Đồng thời, làm cho học sinh cảm thấy môn Lịch sử trở nên gần gũi hơn với cuộc sống và có sự gắn kết với các môn học khác trong chương trình.

Các hoạt động trong tài liệu này cũng không chỉ nhằm mục đích tái hiện lại những gì đã diễn ra. Mà quan trọng hơn cả là, thông qua những trải nghiệm và thực hành, học sinh có được những nhận thức và tư duy lịch sử, cũng như hiểu được quá trình phát triển trong tư duy của con người là cơ sở cho sự phát triển của những nền văn minh.

Hi vọng rằng, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và cần thiết dành cho những người làm công việc nghiên cứu và phát triển chương trình, các giáo viên Lịch sử đang trực tiếp giảng dạy.

Lưu ý: Tài liệu này thuộc bản quyền của Táo Giáo Dục. Mọi hoạt động sử dụng tài liệu cần tuân theo quy định của Táo Giáo Dục.

Hướng dẫn đặt mua tài liệu:

 

Nội dung chuyển khoản: Họ tên thầy cô – Mã số tài liệu (xem ở đầu trang) – Số điện thoại

Ví dụ: Nguyễn Tuệ Minh – TNLS 101 – 0971xxxxxx

Hotline hỗ trợ: 0974421086 (Hải Thanh)

Leave A Reply

Your email address will not be published.