Dạy học sinh cách xác định ai là người tạo ra tư liệu?
Bước đầu tiên trong việc phân tích tư liệu hoặc các nguồn thông tin là tìm ra người đã tạo ra nó. Mặc dù điều này tưởng như rất đơn giản và dễ dàng, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tìm ra ai mới chính xác là người đã tạo ra tư liệu.
Bước đầu tiên trong việc phân tích tư liệu hoặc các nguồn thông tin là tìm ra người đã tạo ra nó. Mặc dù điều này tưởng như rất đơn giản và dễ dàng, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tìm ra ai mới chính xác là người đã tạo ra tư liệu.
Ai là người đã tạo ra các tư liệu?
Khi đề cập đến tác giả/ người tạo ra tư liệu, nghĩa là chúng ta muốn xác định nguồn gốc của các tư liệu. Mỗi loại tư liệu khác nhau sẽ có những tác giả khác nhau.
Ví dụ:
Loại tư liệu | Tác giả/ người tạo ra nó |
Tạp chí khoa học | Nhà khoa học, Giảng viên |
Sách | Tiểu thuyết gia |
Tranh biếm họa | Họa sĩ |
Bài báo | Nhà báo |
Bức tranh | Họa sĩ |
Bức ảnh | Nhiếp ảnh gia |
Website | Giáo viên, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, học sinh,… |
Làm thế nào để tìm được ra ai là người đã tạo ra tư liệu?
Tùy thuộc vào loại tư liệu, bạn có thể tìm người đã tạo ra chúng dựa trên những cơ sở khác nhau. Ví dụ như:
- Các cuốn sách: tên tác giả thường được viết ở bìa của cuốn sách
- Websites: thường xuất hiện ở cuối của website
- Các bài báo khoa học: tên tác giả thường ở ngay dưới tiêu đề bài viết.
Những thông tin nào chúng ta cần khai thác từ tác giả của tư liệu?
Khi khai thác thông tin về tác giả của tư liệu, chúng ta cần ghi lại những chi tiết sau:
- Họ và tên đầy đủ
- Nghề nghiệp (giáo viên, bác sĩ, nhà văn, nhà nghiên cứu,…)
- Kinh nghiệm hoặc trải nghiệm cá nhân của họ.
Nếu chúng ta không tìm được tên của tác giả tư liệu?
Trong quá trình phân tích tư liệu, bắt buộc cần phải xác định người đã tạo ra tư liệu để có thể hoàn thành được quá trình phân tích. Nếu trong trường hợp không xác định được tác giả, bạn không nên sử dụng tư liệu này vì nó sẽ không đáng tin cậy.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bạn buộc phải sử dụng một tư liệu mà không biết được tác giả của nó (ví dụ như một bức ảnh). Trong tình huống này, bạn sẽ cần dựa vào các kỹ năng phân tích khác, như thời gian ra đời của tư liệu, đối tượng hướng đến và mục đích, để hoàn thành quá trình phân tích phân tích. Trong trường hợp này, cần nói rõ rằng bạn không xác định được tác giả của tư liệu. Do đó, khi chú thích cần ghi rõ là “không xác định được tên tác giả” hoặc “không xác định được tên họa sĩ”…
Ví dụ: Hãy xác định tác giả của các tư liệu sau: | ||
1. Lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 12/1946 | 2. Bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử của Giáo sư Phan Huy Lê | 3. Bức ảnh chụp cầu Long Biên của một nhiếp ảnh gia chưa xác định được tên |
.………………………………… | ………………………………… | ………………………………… |
Nguyễn Hữu Long
(Theo Historyskills.com)
____________________________________________________________________________________
Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.