Dạy học theo trạm: Giúp học sinh có cơ hội tương tác với nhiều tài liệu lịch sử
Một trong những vấn đề khó khăn nhất của việc dạy học lịch sử đó là nội dung kiến thức khá nhiều trong khi thời gian trên lớp lại rất hạn chế. Giáo viên muốn cho học sinh tiếp cận với nhiều tư liệu/tài liệu lịch sử khác nhau nhưng việc đó lại dễ dẫn đến sự nhàm chán.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất của việc dạy học lịch sử đó là nội dung kiến thức khá nhiều trong khi thời gian trên lớp lại rất hạn chế. Giáo viên muốn cho học sinh tiếp cận với nhiều tư liệu/tài liệu lịch sử khác nhau nhưng việc đó lại dễ dẫn đến sự nhàm chán.
Trong hoạt động dạy học theo trạm, học sinh chia thành các nhóm nhỏ di chuyển từ trạm này sang trạm khác để đọc, xem và diễn giải các nguồn tư liệu khác nhau về nhân vật và sự kiện. Học sinh sẽ dành một lượng thời gian quy định tại mỗi trạm để tương tác với tư liệu và trả lời các câu hỏi hoặc tham gia vào một hoạt động suy ngẫm.
Hoạt động dạy học theo trạm có thể được thực hiện ở bước khởi động một bài học mới hoặc để khám phá sâu hơn một số sự kiện hoặc nhân vật mà học sinh đã nghiên cứu. Giáo viên sẽ chọn nhiều loại tư liệu khác nhau như: thơ ca, tác phẩm nghệ thuật, bức ảnh lịch sử, bản đồ, video hoặc clip âm thanh — học sinh có thể khai thác tư liệu bằng nhiều phương thức, do đó cho phép học sinh hiểu sâu hơn về sự kiện, chủ đề bài học.
Các bước thực hiện
- Lựa chọn các tư liệu và Lập kế hoạch cho các Trạm
– Giáo viên xác định xem có bao nhiêu trạm trong lớp (thường sẽ có khoảng 4 – 6 trạm là hợp lý), các nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian ở mỗi trạm, học sinh sẽ làm gì ở mỗi trạm và bạn định sử dụng tư liệu nào. Hãy lựa chọn các tư liệu đa dạng để giúp học sinh hiểu rõ hơn về chủ đề. Ví dụ: bạn có thể chọn văn bản thông tin, video ngắn (nếu có máy tính trong lớp học để học sinh có thể truy cập), hình ảnh (bao gồm ảnh, bản đồ hoặc tác phẩm nghệ thuật) và thơ ca. Điều quan trọng là học sinh có thể hoàn thành hoạt động ở mỗi trạm trong cùng một khoảng thời gian để họ sẵn sàng cùng nhau di chuyển đến trạm tiếp theo.
– In hoặc phôt tài liệu cho mỗi trạm và đặt chúng vào vị trí được đánh số hoặc dán nhãn (Trạm 1, Trạm 2, v.v.). Tạo đủ bản sao của tư liệu để mỗi thành viên trong nhóm có thể sử dụng trong khi chúng đến các trạm (nếu bạn đã chia học sinh thành các nhóm bốn người, hãy có bốn bản sao tư liệu tại mỗi trạm).
– Tạo hướng dẫn hoặc câu hỏi thảo luận cho mỗi trạm. Bạn có thể đặt hoặc dán sẵn các hướng dẫn này vào từng trạm. Ngoài ra, bạn có thể chọn một chiến lược giảng dạy, chẳng hạn như phản hồi 3-2-1 hoặc S-I-T, mà học sinh hoàn thành trong nhật ký học tập tại mỗi trạm.
– Hãy suy nghĩ xem bạn sẽ tạo các nhóm ngẫu nhiên, hỗn hợp hay theo trình độ cho các trạm, hay học sinh được chọn nhóm của riêng mình.
- Chuẩn bị cho học sinh
Hướng dẫn học sinh về cách tạo nhóm, cách nhóm để di chuyển qua một loạt các trạm, và tìm hiểu các tư liệu về một chủ đề cụ thể. Giải thích cho học sinh hướng dẫn được đặt ở mỗi trạm và thời gian các em hoàn thành công việc ở mỗi trạm.
- Học sinh di chuyển qua các trạm
Chỉ định vị trí của mỗi nhóm tương ứng với các trạm khác nhau và yêu cầu các nhóm di chuyển đến trạm đầu tiên của mình. Khi học sinh làm việc, giáo viên sẽ lắng nghe và hỗ trợ các nhóm đang gặp khó khăn nếu học sinh cần trợ giúp để hiểu về các tư liệu hoặc đưa thêm hướng dẫn. Hướng dẫn các nhóm di chuyển đến trạm tiếp theo sau khi hết thời gian quy định cho đến khi tất cả các nhóm đã đến tất cả các trạm.
- Giới thiệu tóm tắt hoạt động của các trạm
Tóm tắt hoạt động trong lớp nếu có đủ thời gian. Giáo viên đặt ra các câu hỏi suy ngẫm cho học sinh:
– Bạn rút ra kết luận gì về chủ đề này từ nhiều nguồn tư liệu ở các trạm?
– Thông tin từ các tư liệu mà bạn tiếp cận có điểm gì giống và khác nhau?
– Bạn có nhận thấy xung đột nào giữa thông tin hoặc quan điểm trong các tư liệu?
– Trạm nào cung cấp cho bạn nhiều thông tin nhất và tại sao? Trạm nào bạn cảm thấy khó khăn nhất? tại sao?
– Bạn có câu hỏi nào chưa rõ khi đọc các tư liệu ở các trạm?
Giáo Viên Lịch sử
Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.