Hướng dẫn học sinh cách tự đặt câu hỏi theo thang Bloom

Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi về một tư liệu lịch sử và sau đó phân loại các câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Bloom. Học sinh sắp xếp các câu hỏi trong một cấu trúc kim tự tháp để suy ngẫm về quá trình tư duy của bản thân.

0 3,442

Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi về một tư liệu lịch sử và sau đó phân loại các câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Bloom. Học sinh sắp xếp các câu hỏi trong một cấu trúc kim tự tháp để suy ngẫm về quá trình tư duy của bản thân.

1. Chuẩn bị

  • Xác định các tài liệu/đoạn tư liệu mà bạn muốn học sinh sử dụng, hoặc cho phép chúng tự chọn
  • Tạo và in các mô hình kim tự tháp lớn dựa trên Thang phân loại tư duy của Bloom
  • Chuẩn bị một mẫu kim tự tháp của Thang phân loại tư duy Bloom bao gồm các định nghĩa và câu hỏi ví dụ cho từng cấp độ.

2. Các bước tiến hành

  • Bước 1:

Giáo viên giới thiệu thang phân loại tư duy của Bloom và đưa ra ví dụ về các câu hỏi thuộc về mỗi cấp độ

Giáo viên nói về giá trị của câu hỏi trong quá trình đọc hiểu, sự khác biệt của các câu hỏi ở các cấp bậc tư duy.

Giáo viên sử dụng một đoạn tài liệu lịch sử trong sách giáo khoa để làm mẫu. Giáo viên đọc to một đoạn, đặt câu hỏi dựa trên tài liệu và viết câu hỏi cùng với thang Bloom.

  • Bước 2

Giáo viên phát phiếu kim tự tháp Bloom theo mẫu bao gồm các động từ gợi ý, hoặc câu hỏi mẫu cho mỗi cấp độ. Học sinh đọc và đặt ra các câu hỏi về tư liệu lịch sử đã đọc.

Giáo viên di chuyển quanh lớp, yêu cầu học sinh giải thích suy nghĩ và những điều chúng đang thắc mắc khi đặt câu hỏi theo cấp độ của thang Bloom.

  • Bước 3

Giáo viên phát sơ đồ kim tự tháp Bloom đã phân cấp nhưng để trống, học sinh đọc từng câu hỏi đã đặt ra ở bước 2 và phân loại theo các cấp độ

Giáo viên di chuyển quanh lớp khi học sinh đang làm việc, hỏi học sinh về cách phân loại, giá trị của câu hỏi ở từng cấp độ, cũng như hỏi học sinh về cách chúng có thể trả lời từng câu hỏi.

  • Bước 4

Sau khi sắp xếp tất cả các câu hỏi, học sinh suy ngẫm về sự khác nhau giữa các cấp độ của thang Bloom và bổ sung thêm các câu hỏi cho các cấp độ còn thiếu

Khuyến khích học sinh tham khảo các câu hỏi mẫu, hoặc nhìn lại văn bản. Giáo viên làm mẫu các cấp độ mà học sinh đang thiếu.

  • Bước 5

Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, mỗi thành viên chọn một câu hỏi hay nhất của mình ở mỗi cấp độ và nói về giá trị của các câu hỏi đó

Giáo viên ngồi với mỗi nhóm trong khoảng 3-6 phút, lắng nghe suy nghĩ và cuộc trò chuyện học sinh, giúp học sinh phân loại các câu hỏi, làm rõ sự khác biệt giữa các câu hỏi và giá trị của từng loại câu hỏi.

3. Hoạt động suy ngẫm

Sau khi hoàn thành hoạt động, giáo viên hướng dẫn học sinh suy ngẫm độc lập hoặc theo nhóm. Học sinh có thể thực hiện việc suy ngẫm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  •  Làm thế nào để hoạt động này giúp em hiểu các tư liệu và sự kiện lịch sử mà em đọc?
  • Mỗi loại câu hỏi hữu ích trong việc học tập của em như thế nào?
  • Làm thế nào để việc sắp xếp các câu hỏi giúp em hiểu về quá trình tư duy qua các câu hỏi hơn?
  • Khi nào hoạt động này có thể hữu ích nhất cho em?

Download các câu hỏi theo thang Bloom mẫu phiếu cho học sinh tại đây

Nguyễn Hữu Long

_________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.