Hướng dẫn học sinh làm việc với các tư liệu gốc

Các tư liệu gốc là nguyên liệu thô của lịch sử - các tài liệu và hiện vật được tạo ra vào thời điểm xảy ra sự kiện. Chúng khác với các tư liệu thứ cấp, các lời kể truyền miệng và các phân tích hoặc diễn giải về sự kiện xuất hiện sau này.

0 1,505

Các tư liệu gốc là gì?

Các tư liệu gốc là nguyên liệu thô của lịch sử – các tài liệu và hiện vật được tạo ra vào thời điểm xảy ra sự kiện. Chúng khác với các tư liệu thứ cấp, các lời kể truyền miệng và các phân tích hoặc diễn giải về sự kiện xuất hiện sau này.

Tại sao phải sử dụng tư liệu gốc trong dạy học?

Việc tạo cơ hội để học sinh được tiếp xúc với các tư liệu gốc bao gồm: hiện vật, tài liệu và tranh ảnh mang lại cho học sinh cảm giác được sống lại từng khoảnh khắc của quá khứ. Việc giúp học sinh phân tích các tư liệu gốc cũng có thể khơi gợi trí tò mò và phát triển tư duy phản biện và kỹ năng phân tích của người học.

Các tư liệu gốc đưa học sinh đến nhiều quan điểm về các vấn đề quan trọng của quá khứ và hiện tại. Khi phân tích các tư liệu gốc, học sinh chuyển từ các quan sát và sự kiện cụ thể sang đặt câu hỏi và suy luận về các tư liệu. Quá trình tương tác với các tư liệu gốc cũng thu hút học sinh đặt câu hỏi, đánh giá thông tin, suy luận và phát triển các giải thích và diễn giải hợp lý về các sự kiện và vấn đề trong quá khứ.

Trước khi bắt đầu

Muốn học sinh có thể tương tác thành công với các tư liệu gốc đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn tư liệu gốc và lập kế hoạch bài học một cách cẩn thận.

Chọn một hoặc nhiều tư liệu gốc hỗ trợ các mục tiêu học tập mà học sinh có thể tiếp cận được. Xem xét nhu cầu và sở thích của học sinh và các yếu tố khác như khả năng tiếp cận với hiện vật, mức độ dễ đọc hoặc tình trạng bản quyền…

Xem xét, liệu học sinh có thể xác định quan điểm, đặt các sự kiện vào bối cảnh lịch sử và so sánh các sự kiện đã học và các nội dung được đề cập đến trong tư liệu gốc.

Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác tư liệu gốc, bao gồm: các hoạt động cho học sinh, thời gian dự kiện, hình thức làm việc của học sinh, làm việc cá nhân, theo nhóm nhỏ hay cả lớp. Sử dụng các mẫu phiếu công cụ Phân tích Tư liệu gốc từ trang Giaovienlichsu.com và sử dụng nó trong quá trình hướng dẫn học sinh.

Thu hút học sinh với các tư liệu gốc

Các tư liệu gốc giúp học sinh liên hệ theo cách cá nhân với các sự kiện trong quá khứ và thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử như một chuỗi các sự kiện trong cuộc sống của con người. Bởi vì các tư liệu gốc là những mảnh vỡ lịch sử không hoàn chỉnh, mỗi tư liệu đại diện cho một bí ẩn mà học sinh chỉ có thể khám phá thêm bằng cách tìm ra những bằng chứng mới.

Yêu cầu học sinh quan sát từng tư liệu gốc.

  • Mắt bạn nhìn/đọc thấy những gì?
  • Bạn thấy được điều gì mà ban đầu bạn chưa từng nghĩ đến?
  • Nội dung và thông điệp mà tư liệu thể hiện?
  • Khuyến khích học sinh suy nghĩ về phản ứng của chúng đối với tư liệu.
  • Những cảm xúc và suy nghĩ nào mà tư liệu gốc đã tạo ra cho bạn?
  • Nó đặt ra những câu hỏi gì?

Thúc đẩy nghọc sinh nghiên cứu sâu

Việc nghiên cứu tư liệu gốc khuyến khích học sinh vật lộn với những mâu thuẫn và so sánh nhiều tư liệu đại diện cho các quan điểm khác nhau, đối mặt với sự phức tạp của quá khứ.

Khuyến khích học sinh suy luận về từng tư liệu, tác giả và bối cảnh của nó.

  • Điều gì đã xảy ra trong giai đoạn lịch sử này?
  • Mục đích của người sáng tạo khi tạo tư liệu này là gì?
  • Người sáng tạo làm gì để truyền đạt quan điểm của mình?
  • Đối tượng của tư liệu gốc này là gì?
  • Bạn thấy những thành kiến ​​hoặc thiên vị nào?
  • Tư liệu này có cùng quan điểm với các tư liệu gốc khác hay với những gì học sinh đã biết không?

 

Đánh giá cách học sinh áp dụng các kỹ năng phân tích và tư duy phê phán vào các tư liệu gốc

Các tư liệu gốc thường không đầy đủ và có ít bối cảnh lịch sử. Học sinh phải sử dụng kiến thức có sẵn và làm việc với nhiều tư liệu lực để tìm ra các mẫu và xây dựng kiến thức.

 

Các câu hỏi về định kiến, mục đích và quan điểm của người sáng tạo có thể thách thức các giả định của học sinh.

  • Yêu cầu học sinh kiểm tra giả định của bản thân về quá khứ.
  • Yêu cầu học sinh tìm các tư liệu gốc hoặc phụ khác cung cấp hỗ trợ hoặc mâu thuẫn.
  • Yêu cầu lý do và bằng chứng cụ thể để hỗ trợ kết luận.

Giúp học sinh xác định các câu hỏi để nghiên cứu sâu hơn và phát triển các chiến lược để tìm ra đáp án cho các câu trả lời đó.

Cung cấp cho học sinh cơ hội để chứng minh việc học của mình bằng cách viết một bài luận, phát biểu về một vấn đề trong các tư liệu gốc hoặc tạo một trưng bày bảo tàng về một chủ đề lịch sử.

Để biết thêm các ý tưởng hoạt động tiếp theo, hãy xem hướng dẫn dành cho giáo viên trong phần Tư duy Lịch sử trên website này.

Có thể nói việc sử dụng tư liệu nói chung, tư liệu gốc trong dạy học lịch sử nói riêng là điều không hề đơn giản đối với giáo viên. Nhưng đó là điều mang tính bắt buộc, nếu chúng ta muốn đưa việc dạy và học về đúng với bản chất của nó.

Giáo viên Lịch sử


Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.