Dạy học sinh cách khai thác các tư liệu hình ảnh

Những nhiếp ảnh gia đã rất cố tình tạo ra những hình ảnh mà họ muốn khán giả của họ “nhìn thấy”. Do đó, điều thực sự quan trọng là phân tích những bức ảnh để xác định thông điệp mà nhiếp ảnh gia muốn khán giả hiểu.

1 2,261

Diễn giải một nguồn tư liệu trực quan, như một bức ảnh có rất nhiều điểm khác biệt với diễn giải các tư liệu viết.

Khi những bức ảnh là nguồn tư liệu

Những bức ảnh là nguồn tư liệu gốc rất có giá trị. Chúng mang lại một cái nhìn hiếm có về một giây phút cụ thể trong quá khứ, điều mà sẽ không bao giờ lặp lại. Điều này đặc biệt đúng với các sự kiện đã diễn ra trước khi công nghệ truyền hình và kỹ thuật số phát triển.

Nhiều người cho rằng những bức ảnh thường ghi lại chính xác các sự kiện lịch sử một cách khách quan, trung lập và không có thành kiến. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là như vậy. Những nhiếp ảnh gia đã rất cố tình tạo ra những hình ảnh mà họ muốn khán giả của họ “nhìn thấy”. Do đó, điều thực sự quan trọng là phân tích những bức ảnh để xác định thông điệp mà nhiếp ảnh gia muốn khán giả hiểu.

Làm thế nào để tôi xác định thông điệp của một bức ảnh?

Khi một nhiếp ảnh gia chụp một bức ảnh, họ sẽ quyết định về những gì sẽ hiển thị hoặc bị cắt bỏ. Các nhiếp ảnh gia thực hiện điều này bằng cách chọn góc mà họ chụp, khoảng cách mà đối tượng sẽ được chụp, ở gần hoặc xa hơn. Các nhiếp ảnh gia sau đó cũng có thể chỉnh sửa bức ảnh để thay đổi bức ảnh gốc đã được chụp trước đó.

Do đó, để diễn giải chính xác những điều các nhiếp ảnh gia muốn khán giả hiểu từ hình ảnh của mình, chúng ta phải xác định một số thông tin cụ thể.

  1. Xác định các đối tượng chính: Đâu là nhân vật, địa điểm hoặc chi tiết quan trọng nhất trong bức ảnh?

Bạn có thể tìm ra đâu là điều mà nhiếp ảnh gia muốn bạn tập trung vào bằng cách nhìn vào những gì ở giữa bức ảnh hoặc những điều xuất hiện với kích thước lớn nhất. Đây là đối tượng chính mà nhiếp ảnh gia muốn khán giả nhìn thấy.

  1. Xác định những đối tượng phụ: Những gì xuất hiện ở trong nền, phía sau hoặc xung quan đối tượng chính?

Những đối tượng phụ xuất hiện để hỗ trợ cho đối tượng chính. Nhiếp ảnh gia cũng muốn thể hiện những đối tượng để giúp bạn rút ra được những cái nhìn nhất định về chủ đề chính.

  1. Giải thích bố cục của bức ảnh:Ở khoảng cách nào đối tượng chính được chụp?

Nếu bức ảnh được chụp “cận cảnh” với đối tượng chính, nhiếp ảnh gia muốn khán giả cảm thấy là “một phần” hoặc được đối diện với bức ảnh. Nếu nó được chụp ở phía xa, nhiếp ảnh gia muốn người nhìn cảm thấy “khách quan” với hành động hoặc có “cái nhìn bao quát” mọi thứ.

Làm thế nào tôi diễn giải một bức ảnh?

Khi bạn đã xác định được đối tượng chính, đối tượng phụ và bố cục của bức ảnh, bạn có thể bắt đầu hiểu thông điệp của nhiếp ảnh gia bằng việc làm theo các bước sau đây:

  1. Đối tượng chính là điều nhiếp ảnh gia muốn khán giả nhìn thấy. (Ví dụ: Họ muốn mọi người nhìn thầy một người lính đã chết trên chiến trường)
  2. Bối cảnh là cách nhiếp ảnh gia muốn khán giả cảm giác về nhân vật chính. (Ví dụ: Bức ảnh về một người lính hy sinh được chụp “cận cảnh” và nó bao quát cả bức ảnh, do đó nhiếp ảnh gia muốn khán giả cảm thấy đồng cảm, xót xa cho nhân vật chính)
  3. Các đối tượng phụ có thể biểu lộ cách nhiếp ảnh gia muốn khán giả phản ứng với những gì nhìn thấy. (Ví dụ: Trong khung hình, có những người khác bước qua người chết một cách thờ ơ. Vì vậy, nhiếp ảnh gia muốn khán giả cảm thấy thương hại cho người chết và muốn người xem làm điều gì đó để tưởng nhớ sự hy sinh của họ.)

Tôi sẽ làm gì với diễn giải của mình?

Việc xác định thông điệp của một bức ảnh không chỉ giúp bạn hiểu về các tư liệu gốc mà còn giúp bạn trong việc phân tích và đánh giá nguồn tư liệu. Ví dụ, việc xác định thông điệp có thể giúp bạn tìm hiểu chắc chắn về:

  • Mục đích của việc bức ảnh
  • Động cơ của nhiếp ảnh gia
  • Sự liên quan của nguồn với chủ đề của bạn
  • Tính chính xác của thông tin được trình bày trong bức ảnh

Ví dụ:

Lê nin đọc diễn văn tại quảng trường Đỏ trước các đơn vị tham gia huấn luyện quân sự toàn dân ngày 25/5/1919

Bức ảnh “Lê nin phát biểu trước đám đông” cho thấy ông là nhân vật trung tâm trong bức ảnh này. Rõ ràng nhiếp ảnh gia muốn khán giả tập trung vào nhân vật chính. Ở phía sau, có rất đông người, đang hướng về Lênin với một cách nhìn ngưỡng mộ, điều này cho thấy rằng nhiếp ảnh gia muốn người xem cũng thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với Lê-nin. Bức ảnh được chụp “cậnmặt” với Lê-nin, khiến người xem có cảm giác như được đối diện với Lênin và quan tâm đến những điều mà Lê-nin nói trong bài phát biểu.

Thông điệp của bức ảnh là Lê-nin là một diễn giả đầy quyền lực thu hút sự ngưỡng mộ của những   người xung quanh.

Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long

(Theo Historyskills.com)

____________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

1 Comment
  1. […] Hoạt động này được thiết kế nhằm hướng dẫn học sinh cách phân tích các tư liệu hình ảnh trong quá trình học tập lịch sử. Bằng cách giúp học sinh suy nghĩ chậm lại và quan sát đơn giản trước khi đưa ra kết luận và đặt câu hỏi, giáo viên có thể giúp học tham gia sâu hơn và phân tích kỹ hơn các hình ảnh trực quan. (để có thể hiểu sâu hơn, có thể tham khảo bài viết: Năng tự phân tích tư liệu: Diễn giải tư liệu hình ảnh) […]

Leave A Reply

Your email address will not be published.