Sự thay đổi phạm vi và giá trị của việc học tập lịch sử

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao chúng ta dạy và học về lịch sử của quốc gia này mà không phải của quốc gia khác? Mục đích thực sự của việc học lịch sử là gì? Mục đích này đã thay đổi như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết này để có được câu trả lời cho những vấn đề đó.

0 667

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao chúng ta dạy và học về lịch sử của quốc gia này mà không phải của quốc gia khác? Mục đích thực sự của việc học lịch sử là gì? Mục đích này đã thay đổi như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết này để có được câu trả lời cho những vấn đề đó.

  1. SỰ THAY ĐỔI PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN

Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của lịch sử đã và đang trải qua sự thay đổi liên tục. Trong quá khứ, các quốc gia được coi là một đơn vị xã hội, chính trị và văn hóa độc lập. Một số quốc gia này tự coi mình vượt trội hơn so với các quốc gia khác, ví dụ: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ ở Châu Á; người La Mã, người Hy Lạp, Anh, ở Châu Âu… Những quốc gia khác bị xem làm man rợ, kém văn minh. Việc học tập lịch sử sẽ bị giới hạn trong phạm vi của chính quốc gia đó (hoặc một vài quốc gia lân bang).

Với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp và các phương tiện thông tin liên lạc, sự kết nối của hệ thống giao thông vận tải đã làm cho các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Người dân các quốc gia ngày càng có sự hiểu biết rõ hơn về nhau. Vì vậy, phạm vi của việc học tập lịch sử đã mở rộng đến nhiều quốc gia và khu vực. Người ta nghiên cứu và dạy cho học sinh về châu Phi, về các cộng đồng ít người và thiểu số ở nước Úc, về các quốc gia nghèo và kém phát triển bên cạnh những trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.

Về thời gian: Với những thành tựu nghiên cứu mới của khoa học lịch sử, những kiến thức về địa chất và khảo cổ học từ giữa thế kỉ XIX đã làm cho lịch sử cổ đại được mở rộng, lùi xa hàng triệu năm.

Về nội dung: trước kia, sử học nói chung, môn lịch sử trong nhà trường nói riêng chủ yếu đề cập đến các cuộc chiến tranh, sự thay đổi của các thể chế chính trị (điều này kéo dài cho đến thế kỉ 19). Nhưng hiện nay phạm vi nghiên cứu và giảng dạy của lịch sử đã mở rộng ra các mặt của đời sống bao gồm: sinh hoạt xã hội, kinh tế, đạo đức, văn học và cả các nhóm yếu thế,….

Về phương pháp: phạm vi của học tập lịch sử trước kia chủ yếu tập trung vào mô tả, tái hiện và phục dụng lịch sử. Ngày nay, việc học tập lịch sử tập trung nhiều hơn vào việc thu thập có hệ thống và đầy đủ các nguồn tư liệu và áp dụng các phương pháp khoa học, phân tích và phê phán trong việc giải thích và diễn giải các sự kiện.

  1. SỰ THAY ĐỔI VỀ GIÁ TRỊ

Con người thường có xu hướng quan tâm đến bản thân mình và cuộc sống hiện tại nhiều hơn những thứ đã qua. Tuy nhiên, những gì xảy ra trong quá khứ đều có mối quan hệ với cuộc sống hiện tại. Có thể nói, hiện tại là ranh giới phân chia giữa quá khứ và tương lai. Hầu hết các vấn đề đã được bắt nguồn từ quá khứ. Chúng ta không thể đưa ra một giải pháp phù hợp cho những vấn đề trong cuộc sống này trừ khi hiểu được nguồn gốc của những vấn đề đó trong quá khứ.

Do đó, các mục đích của việc giảng dạy lịch sử đã có sự thay đổi theo hướng sau đây:

(i) Để tạo hứng thú cho học sinh hoặc người học lịch sử.

(ii) Để giải thích và hiểu hiện tại.

(iii) Mở rộng phạm vi trải nghiệm cá nhân bằng cách giảng dạy về hành vi con người, mối quan hệ, sự tương tác của hoàn cảnh và điều kiện ảnh hưởng của chúng đến các cá nhân và toàn xã hội.

(iv) Nghiên cứu lịch sử cung cấp sự thỏa mãn trí tuệ (phát triển tư duy).

(v) Nghiên cứu lịch sử phát triển trí lực và thế giới tinh thần của con người .. Nó giúp phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, logic và khả năng ra quyết định ở người học. Nói cách khác, nó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tư duy của con người ở một góc nhìn khác.

(vi) Nghiên cứu lịch sử phát triển, áp dụng và cải thiện khả năng lý luận của mình.

(vii) Mục đích của việc nghiên cứu lịch sử là phát triển tinh thần (tình cảm) dân tộc và hiểu biết quốc tế của người dân.

Trên đây là những thay đổi trong phạm vi và giá trị của học tập lịch sử. Còn bạn, trong công việc dạy học của bạn, bạn đã nhận thấy sự thay đổi nào? Sự thay đổi đó tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho bạn trong quá trình giảng dạy?

Giáo viên Lịch sử


Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.