Hoạt động thiết kế bìa sách cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, Lịch sử 11.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trong khoảng thời gian (1897 – 1913) đã khiến bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam có những bước chuyển biến lớn. Vậy những biến chuyển đó là gì? Giáo viên sẽ tổ chức hoạt động dạy học như thế nào để giúp học sinh tìm hiểu tác động của cuộc khai thác này đối với lịch sử Việt Nam?
- Hướng dẫn thực hiện:
– Hoạt động này được sử dụng khi giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp trong bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, Lịch sử 11, ban cơ bản.
– Hình thức: Giáo viên giao cho học sinh làm việc cá nhân, chuẩn bị trước ở nhà.
– Thời hạn nộp bài (1 tuần)
- Các bước thực hiện
2.1 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
– Sau khi học về cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp trong bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, Lịch sử 11, ban cơ bản. Giáo viên chia sẻ với học sinh về tác động của cuộc khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam; đưa ra 2 quan điểm về cuộc khai thác này.
Quan điểm 1: Có ý kiến cho rằng cuộc khai thác này là một cuộc khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam lạc hậu.
Quan điểm 2: Có ý kiến cho rằng cuộc khai thác này là một cuộc khai thác, vơ vét bóc lột tàn bạo Việt Nam của người Pháp.
– Giáo viên giao bài tập cho học sinh về thiết kế 2 bìa sách của 2 cuốn sách theo 2 quan điểm trên.
– Học sinh làm việc cá nhân thiết kế thiết kế bìa sách, lựa chọn 1 trong 2 quan điểm cho cuốn sách của mình.
2.2 Học sinh trưng bày sản phẩm
– Học sinh hoàn thiện sản phẩm bìa sách phản ánh quan điểm mà mình lựa chọn. Sau đó giáo viên sẽ tổ chức để học sinh trình triển lãm bìa sách trong không gian lớp học. Giáo viên trao đổi với học sinh, yêu cầu học sinh lí giải vì sao mình chọn quan điểm 1, vì sao chọn quan điểm 2 và đưa ra những dẫn chứng để bảo vệ cho quan điểm của mình. Nếu học sinh đưa ra được dẫn chứng bảo vệ cho quan điểm của mình, giáo viên có thể cho điểm khuyến khích học sinh.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu đánh giá chéo (theo mẫu dưới đây)
- Một số sản mô hình các thành tựu văn hóa cổ của học sinh lớp 11 – trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
Lê Lan Vân
Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.