Bản đồ nhân vật – ý tưởng giúp hình thành kĩ năng đánh giá nhân vật

Bản đồ nhân vật là hình thức trực quan hóa, sử dụng hình vẽ với các bộ phận của một người và gắn các bộ phận ấy với các đặc điểm của một nhân vật. Hoạt động này được sử dụng để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc phân tích, đánh giá nhân vật.

0 877
Bản đồ nhân vật là hình thức trực quan hóa, sử dụng hình vẽ với các bộ phận của một người và gắn các bộ phận ấy với các đặc điểm của một nhân vật. Hoạt động này được sử dụng để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc phân tích, đánh giá nhân vật.
Các bước thực hiện
1. Giáo viên chọn một nhân vật lịch sử liên quan đến nội dung bài học, cho học sinh thời gian để đọc, và tìm hiểu về nhân vật

2. Giáo viên phát mẫu phiếu bản đồ của nhân vật, hướng dẫn học sinh các yếu tố trong bản đồ nhân vật bao gồm:
– Đầu: Nhân vật nghĩ gì về xã hội đang sống?
– Miệng: Nhân vật đã nói những gì?

– Trái tim: Nhân vật đang cảm thấy như thế nào? Hoặc nhân vật dành tình yêu cho những ai/nhóm đối tượng nào?

– Tay: Hành động của nhân vật?

– Chân: Hậu quả, tác động mà nhân vật đã tạo ra.
3. Học sinh sử dụng bằng chứng từ tài liệu, hình ảnh, video… để hoàn thành phiếu bản đồ nhân vật.
4. Học sinh trình bày sản phẩm và suy ngẫm về kĩ năng phân tích, đánh giá một nhân vật lịch sử.
Kĩ năng
– Phân tích nhân vật lịch sử
– Khai thác và xử lý tư liệu
Vận dụng
Hoạt động này được áp dụng khi dạy về các nhân vật lịch sử quan trọng.
Mục đích của hoạt động nhằm chuẩn bị cho việc đưa ra nhận định, đánh giá về nhân vật.
Hoạt động này cũng được sử dụng để giúp học sinh phân biệt được đâu là nhân vật lịch sử và đâu là hình tượng nhân vật trong các tác phẩm văn học.
Gợi ý
Sau khi hoàn thành bản đồ nhân vật của mình, học sinh có thể treo trên tường trong lớp học và di chuyển quanh lớp để qua sát bản đồ của nhau. Học sinh rút ra điểm tương đồng và khác biệt trong bản đồ nhân vật của mình so với các bạn.
(Trích Nguyễn Hữu Long101 Ý tưởng sáng tạo tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử)

Leave A Reply

Your email address will not be published.