Hoạt động Đóng vai thể hiện các quan điểm đối lập về một vấn đề Lịch sử

Hoạt động đọc này nhằm đưa học sinh đến với nhiều góc nhìn khác nhau về một chủ đề phức tạp. Sau khi đọc hiểu các tư liệu về một nhân vật hoặc sự kiện, học sinh sẽ chọn hai quan điểm đối lập nhau, xây dựng lời thoại cho cuộc trao đổi giữa hai quan điểm đối lập đó.

0 849

Hoạt động đọc này nhằm đưa học sinh đến với nhiều góc nhìn khác nhau về một chủ đề phức tạp. Sau khi đọc hiểu các tư liệu về một nhân vật hoặc sự kiện, học sinh sẽ chọn hai quan điểm đối lập nhau, xây dựng lời thoại cho cuộc trao đổi giữa hai quan điểm đối lập đó. Hoạt động này cũng tạo cơ hội cho học sinh hiểu sâu hơn, thực hành phân tích quan điểm.

Các bước thực hiện hoạt động

  1. Đọc tài liệu/tư liệu

Mỗi học sinh sẽ đọc các tư liệu lịch sử được cung cấp. Thông thường, giáo viên sẽ chọn chỉ sử dụng hai tư liệu với hai quan điểm đối lập về một sự kiện nhất định. Ví dụ, một tư liệu của Liên Xô nói về việc kí hiệp ước Xô Đức và một tư liệu nói về chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp trước chiến tranh thế giới II.

Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể chọn nhiều hơn hai tư liệu, tùy thuộc vào nội dung của vấn đề hoặc sự kiện lịch sử được đề cập. Giáo viên có thể cung cấp các câu hỏi trước để hướng dẫn học sinh tập trung vào các thông tin thể hiện quan điểm về sự kiện lịch sử.

  1. Trao đổi, thảo luận

Yêu cầu học sinh tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa hai tác giả hoặc nhân vật có quan điểm đối lập. Ví dụ, cuộc gặp giữa Stalin và thủ tướng Anh Churchill. Học sinh nên sử dụng các tư liệu được cung cấp để biên soạn lời thoại cho một cuộc trò chuyện. Tùy theo nội dung của tư liệu mà học sinh có thể chọn một số câu hỏi trong đoạn đối thoại:

  • Hai nhân vật này sẽ bắt đầu một cuộc trò chuyện như thế nào? Họ sẽ nói về điều gì?
  • Giọng điệu trong cuộc trò chuyện sẽ như thế nào?
  • Mỗi người muốn người còn lại biết gì về mình?
  • Mỗi người sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào? Họ sẽ đưa ra những lập luận nào?
  • Mỗi người sẽ có cảm xúc như thế nào trong cuộc thảo luận? Họ sẽ thể hiện những cảm xúc đó ra sao?
  • Hai người này có điểm chung gì mà họ có thể đàm phán/nói chuyện với nhau không?
  • Họ có thể chia sẻ những gì? Họ có thể muốn che giấu điều gì?
  1. Chia sẻ

Mời các cặp đôi diễn lại cuộc đối thoại của họ cho cả lớp. Yêu cầu học sinh xem xét điểm chung của các cuộc hội thoại. Cuộc đối thoại giúp học sinh hiểu rõ thêm về vấn đề hoặc giai đoạn lịch sử đang nghiên cứu như thế nào?

  1. Biến thế của hoạt động – Hoạt động viết thư

Thay vì chuẩn bị một đoạn hội thoại giữa hai nhân vật, giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh chọn một quan điểm và viết một bức thư cho người có quan điểm đối lập. Khi học sinh đã đọc các tư liệu, hãy yêu cầu học sinh thực hiện những việc sau:

– Lựa chọn góc nhìn, quan điểm

Yêu cầu học sinh chọn một quan điểm của tác giả hoặc nhân vật từ một trong tư liệu. Để đảm bảo sự cân bằng, tốt nhất nên giao cho mỗi học sinh một quan điểm cụ thể hơn là để học sinh tự lựa chọn.

Xác định quan điểm đối lập

Giáo viên thông báo công khai, quan điểm mà học sinh lựa chọn. Học sinh sẽ bằng cách viết một lá thư trong đó học sinh giải thích quan điểm của mình về vấn đề lịch sử đang học.

– Chia sẻ

Điều quan trọng là học sinh phải được lắng nghe hoặc đọc nội dung bức thư với các góc nhìn đối lập. Cách dễ nhất là yêu cầu học sinh đọc to các bức thư đã viết trước lớp. Sau đó, tổ chức cho học sinh thảo luận để hiểu được sự phức tạp của một vấn đề lịch sử trong một giai đoạn cụ thể. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh hoàn thành bước này trong các nhóm nhỏ khi học sinh viết nhiều hơn hai bức thư với các quan điểm khác nhau.

Giáo viên Lịch sử

_________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.