3 bộ phim để dạy về toàn cầu hóa và hiện đại hóa
Một trong những thách thức của việc giảng dạy các vấn đề toàn cầu ở trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông là giúp học sinh nắm bắt các khái niệm trừu tượng như toàn cầu hóa và hiện đại hóa. Hãy lựa chọn các bộ phim và đưa nó vào chương trình giảng dạy để tạo ra sự khác biệt trong việc giúp học sinh hiểu được tác động của quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa đối với con người
Sự phát triển của công nghệ, truyền thông đại chúng và du lịch thế giới đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ với các quốc gia và nền văn hóa mà trong nhiều thế kỉ trước đây rất ít có sự thay đổi. Những phát minh, đổi mới về công nghệ đã mang lại những tác động quả bất ngờ và không lường trước được.
Một trong những thách thức của việc giảng dạy các vấn đề toàn cầu ở trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông là giúp học sinh nắm bắt các khái niệm trừu tượng như toàn cầu hóa và hiện đại hóa. Hãy lựa chọn các bộ phim và đưa nó vào chương trình giảng dạy để tạo ra sự khác biệt trong việc giúp học sinh hiểu được tác động của quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa đối với con người.
Toàn cầu hóa và cuộc sống của chúng ta
Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các nền văn hóa và nền kinh tế trên toàn thế giới. Nó là kết quả của sự trao đổi các sản phẩm, ý tưởng và phương pháp hoạt động. Trong một thế giới toàn cầu hóa như vậy, đòi hỏi học sinh phải được chuẩn bị về kiến thức, sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Một bài tập đơn giản sẽ cho thấy được biểu hiệu của quá trình toàn cầu hóa: Hãy yêu cầu học sinh thử nhìn vào tủ quần áo của chúng ở nhà, hãy xem nhãn, mác quần áo và liệt kê các quốc gia nơi quần áo được sản xuất. Hoặc đưa học sinh đến siêu thị để xem chúng có thể tìm được bao nhiêu sản phẩm nhập khẩu. Khi tôi đang viết bài viết này, trong nhà của tôi có táo từ NewZeland, Cam từ Úc… một vài loại trà từ Trung Quốc, một vài món ăn của Hàn Quốc, một vài đồ gia dụng của Nhật Bản và chiếc máy tính tôi đang dùng được sản xuất tại Mỹ,… Hoặc cho học sinh lướt nhanh trên mạng internet về một số vụ xì-căng-đan về các thương vụ kinh doanh như lụa Khai Silk được nhập từ Trung Quốc, hay thương hiệu tivi Asanzo được sản xuất dựa trên việc nhập các linh kiện từ nước ngoài,…
Những gì đã xảy ra, hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta đều là những minh chứng của toàn cầu hóa. Các công nghệ mới xâm nhập, được chào đón bởi hoặc bị ép buộc đối với các xã hội truyền thống, và ảnh hưởng đến các nền văn hóa truyền thống. Việc Nhật Bản sử dụng vũ khí phương Tây trong cuộc Cách mạng Minh Trị hay cung điện Nga theo kiểu kiến trúc Pháp của Peter Đại đế là những ví dụ điển hình về việc các nhà cầm quyền buộc hiện đại hóa trong khi một nhóm dân chúng đôi khi không muốn điều đó.
Dạy về toàn cầu hóa và hiện đại hóa qua các bộ phim
Để giúp học sinh hiểu được những thuật ngữ, và có biểu tượng về quá trình này. Hãy cân nhắc cho học sinh được xem những bộ phim truyện hấp dẫn của các quốc gia khác. Ba bộ phim nổi bật, phù hợp với các lớp học trung học, sẽ thu hút học sinh, dạy các em về ba nền văn hóa truyền thống lớn và minh họa tác động của toàn cầu hóa và hiện đại hóa.
The Cup (1999) dựa trên một câu chuyện có thật về các nhà sư Tây Tạng, những người tị nạn sống trong một tu viện Phật giáo ở chân dãy núi Himalaya. Orgyen, mười bốn tuổi, bị ám ảnh bởi ngôi sao bóng đá Brazil Ronaldo, đã quyết tâm mang tivi đến tu viện của mình để kịp thời gian diễn ra trận bóng đá World Cup. Bộ phim chứng minh cho học sinh thấy rằng ngay cả những vùng miền xa xôi và nền văn hóa truyền thống không còn bị cô lập hoàn toàn. Nhà làm phim đã cẩn thận giới thiệu những ví dụ khác về những tiện nghi của cuộc sống hiện đại đang dần xâm nhập vào thế giới của các nhà sư – ví dụ như lon Cocacola đã thay thế chiếc bình truyền thống trên bàn thờ nghi lễ của các tu sĩ.
Bộ phim Những đứa trẻ đến từ thiên đường (1997) của Iran là một câu chuyện khác sẽ hấp dẫn mạnh mẽ đối với học sinh. Ali 9 tuổi, cậu con trai rất có trách nhiệm của một gia đình nghèo ở Tehran, vô tình làm mất đôi giày duy nhất của chị gái Zahra, và những đứa trẻ biết rằng cha mẹ chúng không thể mua được đôi giày mới. Ngoài các bài học về toán, tiếng Anh, khoa học, nghiên cứu xã hội và nghệ thuật, bộ phim còn cho thấy sự phân hóa về kinh tế và văn hóa giữa gia đình truyền thống sống ở khu vực già hơn, nghèo hơn của Tehran và một gia đình giàu có hơn có lối sống đã bị biến đổi bởi hiện đại hóa kiểu phương Tây.
Link xem phim: https://www.phimconggiao.com/nhung-dua-tre-den-tu-thien-duong/xem-phim/9682
Trong The Way Home (2002), một cậu bé Hàn Quốc bảy tuổi quen với những tiện nghi và tiện nghi của Seoul hiện đại, tạm thời bị bỏ lại với bà của mình trong một ngôi làng truyền thống. Sinh ra và lớn lên ở Seoul, cậu phải học cách sống trong một cộng đồng nhỏ bé, thậm chí bị buộc phải sống mà không có trò chơi điện tử của mình khi hết pin. Học sinh sẽ thích thú với cảnh khi cậu bé than vãn với bà của mình về niềm khao khát với món Gà rán KFC. Bà đã rất vất vả để mua một con gà sống, giết và nhổ lông, luộc chín và phục vụ cho đứa cháu trai của mình. Trong bộ phim này, học sinh khám phá các giá trị trong lối sống truyền thống trước sự thay đổi không thể tránh khỏi.
Link xem phim: https://www.youtube.com/watch?v=peC8yZax-9I
Các bộ phim có thể được sử dụng rất thành công trong lớp học không chỉ về chủ đề toàn cầu hóa mà còn trong rất nhiều chủ đề học tập khác. Nó sẽ giúp học sinh có cái nhìn nhân thực, sinh động về các vấn đề lịch sử, từ đó hiểu một cách sâu sắc hơn và có những góc nhìn mới lạ hơn về các nội dung được học trong bài học.
Bạn đã sử dụng các bộ phim trong lớp học như thế nào? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới.
Giáo viên Lịch sử
(Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.)