9 ý tưởng để dạy học sinh về sự tiếp nối và thay đổi trong Lịch sử

Kĩ năng xác định sự tiếp nối và thay đổi (kế thừa và phát triển) của các sự kiện, nhân vật lịch sử là một trong những kĩ năng cốt lõi của tư duy lịch sử. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 9 cách và cũng là 9 hoạt động dạy học để giáo viên có thể tổ chức trên lớp từ đó hình thành kĩ năng này cho học sinh.

0 1,509

Kĩ năng xác định sự tiếp nối và thay đổi (kế thừa và phát triển) của các sự kiện, nhân vật lịch sử là một trong những kĩ năng cốt lõi của tư duy lịch sử. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 9 cách và cũng là 9 hoạt động dạy học để giáo viên có thể tổ chức trên lớp từ đó hình thành kĩ năng này cho học sinh.

1. Biểu đồ Venn. Sử dụng biểu đồ Venn để xác định những điểm thay đổi giữa các thời kỳ, giai đoạn khác nhau và sử dụng phần giao của biểu đồ Venn để xác định những điểm tiếp nối. Giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ venn với nhiều hơn hai vòng tròng để mô tả những điểm phát triển (thay đổi) và tiếp nối (tương đồng) của các sự kiện.

2. Phát hiện điểm khác biệt. Cho học sinh lựa chọn các hình ảnh từ các thời kỳ hoặc chủ đề khác nhau. Yêu cầu học sinh khoanh tròn các điểm khác biệt bằng một màu (sự thay đổi) và khoanh tròn các điểm tương đồng (sự tiếp nối) bằng một màu khác.

3. Khoảng cách thế hệ. Đưa ra hai tư liệu/nhóm tư liệu khác nhau phản ánh quan điểm, suy nghĩ hoặc đơn giản chỉ là môt tả lại cuộc sống của các thế hệ khác nhau. Một là của những người sống ở đầu giai đoạn lịch sử đó và một là của những người ở các giai đoạn sau đó. Yêu cầu học sinh chỉ ra, sự thay đổi trong cuộc sống, cách suy nghĩ của các nhóm người này? Giữa họ có những điểm kế thừa hay tiếp nối nào không? Giải thích tại sao?

4. Sơ đồ ba cột. Tạo một bảng gồm 3 cột với các tiếu đề: “Cột 1 – Trước đây…; Cột 2 – bây giờ…; Cột 3 – Giải thích các thay đổi”. Yêu cầu học sinh thu thập bằng chứng về trước và sau và sau đó giải thích sự thay đổi đã xảy ra. Để tăng tính thử thách, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt câu hỏi về mức độ của những thay đổi.

5. Dòng biến thiên (thay đổi). Giáo viên tạo một đường thẳng, hay đầu là hai mũi tên. Ở chính giữa đặt số 0, chia các thang đo từ 0 – 5 ở mỗi đầu. Một đầu thể hiện sự thay đổi. Đầu kia thể hiện sự tiếp nối, kế thừa. Học sinh sẽ cho điểm để đánh giá sự kiện này là thay đổi hay tiếp nối, và thay đổi hay tiếp nối ở mức nào. Sau đó, học sinh sẽ phải trình bày bằng chứng hoặc các tư liệu phù hợp để chứng minh cho thang điểm đã đánh giá? Hoạt động này có thể được thực hiện với cả lớp hoặc theo nhóm.

 

6. Phân tích sự tiếp nối và thay đổi qua các hình ảnh. Cung cấp cho học sinh một hình ảnh. Sử dụng thông tin hoặc tư liệu về những thay đổi đã xảy ra, yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh đã thay đổi như thế nào? Điều gì đã được giữ nguyên, tiếp nối?

7. Tranh biện. Chia học sinh thành hai phe khác nhau. Một nhóm sẽ khám phá sự thay đổi và một nhóm sẽ khám phá sự những điểm kế thừa và tiếp nối. Yêu cầu hai nhóm tranh luận chống lại nhau. Có nhiều thay đổi hơn hay có nhiều sự tiếp nối hơn trong thời kỳ đó không?

Ví dụ: Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm, một nhóm sẽ thảo luận về những thay đổi trong bộ máy hành chính thời Minh Mạng so với bộ máy hành chính thời Gia Long. Sau đó hai nhóm sẽ tranh biện, phản bác lại nhau để xem, sự thay đổi hay kế thừa/tiếp nối chiếm ưu thế hơn.

8. Cuộc sống đổi thay. Tạo một nhân vật cho học sinh (hoặc họ có thể tạo ra nhân vật của riêng mình!). Yêu cầu học sinh theo dõi nhân vật họ đã chọn trong suốt một khoảng thời gian hoặc một giai đoạn mà bạn đang nghiên cứu. Để thấy những thay đổi và tiếp nối trong cuộc sống, suy nghĩ của nhân vật. Cuộc sống của họ thay đổi như thế nào? Cuộc sống của họ thay đổi bao nhiêu?

Ví dụ: Học sinh có thể hoặc tìm hiểu về cuộc sống của một công nhân/nông dân trước và sau Đổi mới (1986), sau đó mô tả lại cuộc sống của họ qua các năm. Cuối cùng học sinh sẽ chỉ ra những điểm thay đổi, những điểm tiếp nối trong cuộc sống của họ.

9. Đồ thị cuộc đời. Vẽ đồ thị với hai trục, trục x biểu thị thời gian và trục y biểu thị sự thay đổi trong cuộc đời của một nhân vật hoặc về những biến đổi của sự kiện lịch sử. Các số càng lớn, càng biểu thị nhiều sự thay đổi. Các số càng thấp càng biểu thị sự tiếp nối. Sau đó học sinh sẽ trình bày đồ thị của mình trước lớp.

Ví dụ: Học sinh vẽ đồ thị về các giai đoạn trong cuộc đời của cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 – 1918), sau đó sẽ chỉ ra những điểm thay đổi và những điểm tiếp nối trong đồ thị đó.

Nguyễn Hữu Long

__________________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.