Ý TƯỞNG DẠY HỌC BÀI 7_LỊCH SỬ 11: THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

Nhưng chẳng lẽ, chúng ta chỉ dừng lại ở đó thôi sao? Nếu chỉ thế, liệu chúng ta có thực sự giúp học sinh tiếp cận được các thành tựu văn hóa với tư cách là một vấn đề lịch sử? Liệu học sinh có tìm ra được mối quan hệ giữa những thành tựu văn hóa mà chúng vừa học với những sự kiện lịch sử trong giai đoạn này?

0 1,185

Khi dạy về các thành tựu văn hóa thời cận đại, bạn thường dạy như thế nào? À thì hẳn rồi, nếu truyền thống thì bạn sẽ hỏi học sinh vài câu, sau đó sẽ say sưa giảng về từng thành tựu, trong từng lĩnh vực. Nếu hiện đại, đổi mới hơn chút thì cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, lập bảng thống kê, thuyết trình, rồi sau đó bạn sẽ giảng và chốt ý.

Nhưng chẳng lẽ, chúng ta chỉ dừng lại ở đó thôi sao? Nếu chỉ thế, liệu chúng ta có thực sự giúp học sinh tiếp cận được các thành tựu văn hóa với tư cách là một vấn đề lịch sử? Liệu học sinh có tìm ra được mối quan hệ giữa những thành tựu văn hóa mà chúng vừa học với những sự kiện lịch sử trong giai đoạn này?

Để làm được điều đó, việc tìm hiểu về những thành tựu thôi là chưa đủ, giáo viên cần phải thiết kế các hoạt động dạy học, giúp học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa các tác phẩm/thành tựu văn hoá với bối cảnh lịch sử. Từ đó giúp học sinh nhận thức được, mỗi thành tựu/tác phẩm văn hoá ra đời đều dựa trên một bối cảnh lịch sử

Bước 1: Giáo viên có thể thiết kế nhiệm vụ sau cho học sinh:

Nhiệm vụ: Lựa chọn một trong các tấm thẻ nguyên nhân (hoàn cảnh lịch sử), sau đó ghép với thành tựu văn hoá đã học để lý giải nguyên nhân ra đời thành tựu văn hoá đó.

Ví dụ: cuộc sống người lao động, giai cấp công nhân cơ cực => khiến các nhà văn sáng tác ra các tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Những người khốn khổ)

Bước 2: Giáo viên in và phát các tấm thẻ, trong đó có các sự kiện, biến cố lịch sử thời cận đại, có liên quan đến sự ra đời của các thành tựu văn hó (xem hình ảnh bên dưới).

Bước 3: Học sinh làm việc theo nhóm hoặc theo cặp đôi, thảo luận về mối quan hệ giữa các yếu tố được viết trên tấm thẻ và những thành tựu văn hóa đã học. Lý giải, tác động của các sự kiện với nội dung của các thành tựu.

Bước 4: Giáo viên gọi một vài học sinh trong các nhóm, tổ chức hoạt động trao đổi thảo luận dựa trên những gì học sinh đã chuẩn bị.

Bước 5: Giáo viên đặt ra một số câu hỏi để học sinh suy ngẫm sau khi tiến hành hoạt động. Học sinh sẽ viết các câu trả lời cho phần suy ngẫm này vào vở:

– Các thành tựu văn hóa phản ánh những biến cố lịch sử theo những cách nào?

– Những biến cố lịch sử có tác động đến các thành tựu văn hóa theo những chiều hướng nào?

– Theo em, điều gì đã tạo nên điểm đặc trưng của các thành tựu trong giai đoạn này?

– Em rút ra điều gì về mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa?

– Em có thể vận dụng/liên hệ/áp dụng điều gì từ hoạt động này vào cuộc sống của mình không?

Có thể hoạt động này sẽ là hơi thử thách đối với học sinh, nhưng hãy tin tôi đi, nếu chúng ta không làm như vậy, việc dạy các thành tựu văn hóa thời cận đại sẽ dễ dàng nhầm lẫn sang môn văn học sử hoặc môn lịch sử nghệ thuật hay một môn học nào khác mà không còn đặc trưng của bộ môn nữa.

(Nguyễn Hữu Long)

THAM KHẢO BỘ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 11


Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.