ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ_VƯỢT RA KHUÔN KHỔ CỦA NHỮNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (MS 201)
“Khi các bài đánh giá trên lớp của giáo viên trở thành một phần không thể thiếu của quá trình giảng dạy và là thành phần trọng tâm trong nỗ lực của họ để giúp học sinh học tập, thì lợi ích của việc đánh giá đối với cả học sinh và giáo viên sẽ là vô hạn. ” (Guskey, 2003, p. 11)
SERVE, với vai trò là Phòng thí nghiệm Giáo dục Khu vực do liên bang tài trợ cho miền Đông Nam, đã hoạt động từ năm 1990 để cung cấp sự phát triển chuyên nghiệp cho giáo viên trong lĩnh vực đánh giá. Công việc đã tập trung vào việc chuyển những gì đã biết từ thế giới đo lường, nghiên cứu ứng dụng và người thực hành thành những ý tưởng cụ thể để giáo viên thực hiện nhằm cải thiện thực hành đánh giá của họ.
Trọng tâm đặc biệt là làm thế nào để cải thiện các đánh giá mà giáo viên sử dụng và cách họ sử dụng chúng để cải thiện động cơ học tập và học tập của học sinh. Qua nhiều năm, SERVE đã học được rằng công việc đánh giá trong lớp học được hoàn thành tốt nhất trong bối cảnh của lĩnh vực nội dung được giảng dạy. Ấn phẩm này được xây dựng dựa trên công việc mà SERVE đã thực hiện với các học khu đang thử nghiệm các phương pháp tiếp cận mới để phát triển chuyên môn về Lịch sử Hoa Kỳ thông qua chương trình tài trợ của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ về Giảng dạy Lịch sử Hoa Kỳ.
Đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử: Vượt ra khỏi Các Bài kiểm tra trắc nghiệm giải quyết một số thách thức đánh giá thực tế mà người dạy phải xác định:
- Tìm ra điều gì thực sự quan trọng đối với học sinh cần biết và có thể làm trong lịch sử.
- Dạy kỹ năng “làm bài lịch sử” trong một thế giới thử nghiệm dường như thường chỉ coi trọng kiến thức thực tế.
- Xác định và sử dụng các bài đánh giá cung cấp cho giáo viên thông tin tốt hơn so với chỉ các bài kiểm tra trắc nghiệm.
- Giúp học sinh có động lực để hoàn thành tốt bài tiểu luận và các bài viết khác.
- Giúp sinh viên học hỏi để cải thiện công việc của chính họ và sản xuất các sản phẩm chất lượng.
- Yêu cầu học sinh chịu trách nhiệm về chất lượng công việc thay vì chỉ nộp một số thứ.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Giới thiệu và tổng quan về đánh giá……………………………… 1
1……..Giới thiệu
2…….. Mục đích của cẩm nang ày
3 ……..Đánh giá trong lớp học là gì?
4 …….. Giải phẫu một đánh giá
CHƯƠNG 2: Mong muốn về kết quả đầu ra của học sinh ……………………. 6
9 …….. Các mục tiêu rõ ràng
CHƯƠNG 3: Các phương pháp đánh giá…………………………………………. 14
16 …….. Trao đổi và thảo luận
20 …….. Các bài luận và câu hỏi mở
26 …….. Dự án và nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá…………………………………… 31
33 ……..Checklist
34 …….. Barem điểm
37 ……..Rubrics (toàn diện và phân tích)
CHƯƠNG 5: Sử dụng các thông tin đánh giá: phản hồi và cho điểm..…… 47
47 ……..Đánh giá quá trình: Đưa phản hồi
49 ……..Đánh giá tổng kết: Cho điểm
CHƯƠNG 6: Một vài kết luận…………………..……………………………………… 52
52 ……..Đánh giá trong kỉ nguyên giải trình và trách nhiệm
53 ……..Cùng bắt đầu
Tham khảo……………………………………………………………………………….. 57
Tài liệu …..…………………………………………………………………………………. 59
ĐẶT MUA TÀI LIỆU