Hướng dẫn học sinh phân tích các hình ảnh trong quá trình dạy học Lịch sử

Hoạt động này này nhằm hướng dẫn học sinh khai thác, phân tích các kênh hình (tư liệu hình ảnh) được sử dụng trong sách giáo khoa. Bằng cách làm theo các bước trong quy trình phân tích tư liệu hình ảnh này, học sinh phát triển nhận thức về bối cảnh lịch sử, phát triển kỹ năng tư duy phản biện, nâng cao kỹ năng quan sát và diễn giải, đồng thời phát triển các khái niệm.

0 2,704

Hoạt động này này nhằm hướng dẫn học sinh khai thác, phân tích các kênh hình (tư liệu hình ảnh) được sử dụng trong sách giáo khoa. Bằng cách làm theo các bước trong quy trình phân tích tư liệu hình ảnh này, học sinh phát triển nhận thức về bối cảnh lịch sử, phát triển kỹ năng tư duy phản biện, nâng cao kỹ năng quan sát và diễn giải, đồng thời phát triển các khái niệm. Giáo viên có thể sử dụng hoạt động này với bất kỳ tư liệu hình ảnh nào, bao gồm một tác phẩm nghệ thuật, ảnh, tranh biếm họa, tranh cổ động, áp phích tuyên truyền hoặc video clip.

Các bước thực hiện

  1. Chọn một hình ảnh

Chọn một hình ảnh cho phép học sinh có cơ hội khai thác, phân tích sâu. Hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất khi các hình ảnh phản ánh (có chủ đích hoặc không) một ý kiến, quan điểm hoặc góc nhìn cụ thể. Các tranh biếm họa hoặc tranh tuyên truyền cổ động là những ví dụ điển hình trong việc thể hiện, phản ánh một góc nhìn, quan điểm nào đó.

  1. Dẫn dắt học sinh các bước phân tích

Giáo viên có thể in hoặc photo các hình ảnh sau đó phát cho mỗi học sinh, hoặc chiếu hình ảnh lên màn hình máy chiếu, đảm bảo tất cả học sinh đều có thể nhìn, quan sát một cách rõ ràng hình ảnh. Dẫn dắt học sinh qua 6 bước sau đây, ở giữa mỗi bước nên có thời gian tạm dừng để giúp học sinh suy nghĩ và viết.

– Bước 1: Yêu cầu học sinh nhìn, quan sát bức ảnh trong khoảng thời gian đủ lâu. Yêu cầu học sinh quan sát hình dạng, màu sắc, kết cấu, vị trí của các nhân vật và / hoặc đồ vật, v.v.

– Bước 2: Yêu cầu học sinh viết ra những tất cả những gì mà chúng nhìn thấy mà không giải thích bất kỳ điều gì về những gì bức ảnh đang muốn nói (thông điệp của bức ảnh).

– Bước 3: Đặt câu hỏi học sinh: Các em hãy đặt ra các câu hỏi về bức ảnh này trước khi bắt đầu giải thích? Hãy đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt.

– Bước 4: Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi của của mình học sinh khác trong lớp để cố gắng tìm ra câu trả lời.

– Bước 5: Với bối cảnh lịch sử và chủ đề của bức ảnh, hãy hỏi học sinh xem tác giả đang muốn nói gì? Truyền đạt thông điệp gì (tác phẩm có ý nghĩa gì) và đối tượng hướng đến của bức ảnh là ai?

– Bước 6: Thảo luận về cách diễn giải của bạn với cả lớp và đưa ra các bằng chứng để bảo vệ quan điểm của bạn bằng cách sử dụng các yếu tố cụ thể trong bức ảnh và những kiến thức lịch sử bạn đã học trong giai đoạn đó.

  1. Thảo luận, suy ngẫm

Sau khi học sinh đã hoàn thành xong hoạt động, hãy dành thời gian để thảo luận về cách chúng thực hiện quá trình phân tích một bức ảnh (với tư cách là một tư liệu lịch sử). Đối với nhiều giáo viên, bước này có thể hơi chậm chạp và mất thời gian, nhưng bằng cách thực hành và thảo luận về quá trình này, học sinh sẽ bắt đầu suy ngẫm một cách chu đáo và nghiêm túc hơn đối với những hình ảnh mà họ gặp phải hàng ngày.

Giáo viên Lịch sử

_____________________________________________________________________________________________
Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.