DẠY HỌC SINH VỀ CÁC CHIẾN HÀO TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

Khi dạy bài "Chiến tranh thế giới I (1914 - 1918)" cũng vậy, điều mà học sinh ấn tượng nhất về cuộc chiến này, hẳn là nó xảy ra ở một nơi rất xa Việt Nam, nó rất ác liệt và tổn thất rất lớn,... Vậy làm thế nào để học sinh hình dung rõ hơn về những điều đó?

0 1,685
Có một thực tế khi giảng dạy về các cuộc chiến tranh, đó là chúng ta có xu hướng giảng dạy về các VẤN ĐỀ LỚN như nguyên nhân, các sự kiện chính, kết quả ý nghĩa,… Điều này không có gì sai, nhưng nó khiến học sinh chỉ “biết” về cuộc chiến, mà không thực sự “hiểu” điều gì đã diễn ra. Ví dụ như, suy nghĩ của những người trong cuộc, cuộc sống của người lính, điều kiện sinh hoạt của họ, các hoạt động giải trí, cách họ nghĩ về cuộc chiến hay quân tư trang được trang bị… Trong khi sự chi tiết và cụ thể lại là nguyên tắc quan trọng nhất của việc dạy học Lịch sử
Khi dạy bài “Chiến tranh thế giới I (1914 – 1918)” cũng vậy, điều mà học sinh ấn tượng nhất về cuộc chiến này, hẳn là nó xảy ra ở một nơi rất xa Việt Nam, nó rất ác liệt và tổn thất rất lớn,… Vậy làm thế nào để học sinh hình dung rõ hơn về những điều đó?
Việc dạy về cuộc sống trong các chiến hào trong CTTG thứ nhất là một cách thú vị để giúp học sinh có hình dung cụ thể về những gì đang diễn ra.
* Nguồn tư liệu sử dụng
– Hình ảnh trên mạng internet
– Những bức thư, ghi chép của người lính
– Mô tả qua các bộ phim tài liệu
– Các tác phẩm văn học
* Nội dung giảng dạy
– Chiến hào là gì? cấu trúc của nó?
– Chiến hào được xây dựng như thế nào? Nó gồm những bộ phận nào?
– Chiến hào xuất hiện từ bao giờ?
– Tại sao người ta cần xây dựng các chiến hào trong CTTG 1?
– Cuộc sống của những người lính trong chiến hào như thế nào?
* Hoạt động bổ trợ
– Giáo viên có thể cho học sinh thực hành xây dựng mô hình chiến hào trong CTTG 1.
– Học sinh có thể vẽ lại cuộc sống của người lính trong chiến hào
– Học sinh đóng vai người lính viết những bức thư kể về cuộc sống trong chiến hào?
– …
Download bài giảng PDF tại đây
(Giáo viên Lịch sử)
_____________________________________________________________________________________________
Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.