Ý tưởng dạy học: Hoạt động thảo luận mô phỏng phiên họp Quốc hội

Hoạt động này mô phỏng theo quy trình của một cuộc họp Quốc hội, học sinh sẽ đóng vai làm các đại biểu, chia sẻ quan điểm của họ về một chủ đề lịch sử đang học hoặc một vấn đề mà cả lớp quan tâm. Sử dụng mô hình hoạt động này, học sinh có cơ hội chia sẻ những quan điểm khác nhau bằng đặt câu hỏi và tham gia cuộc thảo luận nhóm.

0 592

Hoạt động này mô phỏng theo quy trình của một cuộc họp Quốc hội, học sinh sẽ đóng vai làm các đại biểu, chia sẻ quan điểm của họ về một chủ đề lịch sử đang học hoặc một vấn đề mà cả lớp quan tâm. Sử dụng mô hình hoạt động này, học sinh có cơ hội chia sẻ những quan điểm khác nhau bằng đặt câu hỏi và tham gia cuộc thảo luận nhóm.

Hoạt động này giúp học sinh học cách lắng nghe, phân biệt giữ sự kiện và quan điểm, chấp nhận những quan điểm khác biệt. Cũng bằng cách lắng nghe ý kiến ​​của người khác, học sinh sẽ mở rộng được kiến thức, tầm hiểu biết của mình về thế giới và có những quan điểm, cách nhìn mới về một sự kiện, nhân vật lịch sử.

Quy trình thực hiện

  1. Chọn các tư liệu lịch sử đa dạng về quan điểm

Giáo viên chọn bốn đến sáu tư liệu khác nhau về cùng một chủ đề lịch sử. Các tư liệu thể hiện các quan điểm, góc nhìn khác nhau.

  1. Học sinh đọc theo nhóm

Chia lớp thành bốn đến sáu nhóm (tùy thuộc vào số lượng tư liệu) và chỉ định mỗi nhóm sẽ đọc một tư liệu lịch sử. Giáo viên dành một khoảng thời gian để học sinh có thể hoàn thành việc đọc. Một số nhóm có thể đọc thầm, sau đó đọc thành tiếng lại các tư liệu.

Sau khi hoàn thành việc đọc, học sinh thảo luận với nhau về các tư liệu bằng cách trả lời các câu hỏi như:

– Tư liệu lịch sử này này nói về vấn đề gì?

– Những ý chính và sự kiện chính được trình bày trong tư liệu là gì?

– Tại sao những ý tưởng này có ý nghĩa quan trọng?

– Tư liệu này được viết dưới góc nhìn của ai? Điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến những ý tưởng được thể hiện trong tư liệu?

  1. Trình bày trước Quốc hội

Xếp ghế theo vòng tròn, mỗi nhóm có một ghế. Người được phân công tổng kết phần thảo luận của từng nhóm ngồi vào ghế.

Các học sinh khác sau đó xếp thành một vòng tròn đứng lớn hơn xung quanh ghế. Mỗi học sinh trong lớp sẽ có cơ hội được lắng nghe.

Học sinh chỉ có thể phát biểu khi đã vào vòng tròn và đã ngồi vào chỗ.

Sau đó, mỗi đại diện tóm tắt tư liệu đã được phân công cho nhóm. Điều quan trọng là không được phép phân tích hoặc giải thích vào thời điểm này — chỉ được trình bày sự kiện.

  1. Thảo luận trước Quốc hội: Nhận xét và câu hỏi

Sau khi tất cả các tư liệu đã được tóm tắt, mời học sinh ngồi trong vòng tròn nhận xét về những gì các em đã nghe hoặc đặt câu hỏi cho một trong các bạn của mình.

Học sinh ở vòng ngoài sau đó được phép tham gia cuộc thảo luận bằng cách “gõ” vào vai của một người nào đó trong nhóm của mình và ngồi thay vào chỗ của họ. Đó cũng là cách duy nhất để tham gia hoặc rời khỏi cuộc thảo luận.

  1. Suy ngẫm

Sau cuộc thảo luận, hãy dành thời gian cho học sinh suy ngẫm về những câu hỏi sau đây hoặc tổ chức một cuộc thảo luận trong lớp:

  1. Bạn học được gì từ hoạt động này?
  2. Quan điểm của bạn về vấn đề/chủ đề thay đổi như thế nào trong hoạt động này? Giải thích điều gì khiến bạn có sự thay đổi quan điểm hoặc tại sao bạn cho rằng quan điểm của mình không thay đổi.
  3. “Quan điểm” nghĩa là gì? Góc nhìn của chúng ta đến từ đâu? Quan điểm của chúng ta định hình cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào?
  4. Rút ra các ví dụ cụ thể từ hoạt động này khi trả lời những câu hỏi trên.

Nguyễn Hữu Long      

_________________________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.