Ý tưởng dạy học: Hoạt động sáng tác truyện tranh Lịch sử

Hoạt động sáng tác truyện tranh giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử quan trọng dưới hình thức của một câu chuyện và được minh họa bằng các hình ảnh, lời thoại, hành động của nhân vật. Hoạt động này phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi, giáo viên có có thể được thực hiện hoạt động ngay trên lớp học hoặc giao bài tập về nhà để học sinh hoàn thiện.

0 1,932

Hoạt động sáng tác truyện tranh giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử quan trọng dưới hình thức của một câu chuyện và được minh họa bằng các hình ảnh, lời thoại, hành động của nhân vật.

Hoạt động này phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi, giáo viên có có thể được thực hiện hoạt động ngay trên lớp học hoặc giao bài tập về nhà để học sinh hoàn thiện.

Các bước thực hiện

  1. Hướng dẫn học sinh những yêu cầu của một câu truyện tranh lịch sử

Giáo viên có thể sử dụng một số truyện tranh mẫu trên mạng hoặc của các học sinh lớp trước để giúp học sinh dễ dàng hình dung tưởng tượng.

Một truyện tranh lịch sử phải bao gồm các yếu tố cơ bản như:

– Các nhân vật

– Nội dung (mở đầu, diễn biến, kết thúc)

– Hình ảnh minh họa (đường nét, màu sắc)

  1. Cung cấp cho học sinh mẫu phiếu truyện tranh

Giáo viên có thể phát cho học sinh mẫu truyện tranh với các ô được chia sẵn (theo mẫu bên dưới) hoặc để học sinh tự thiết kế. Các ô trong khung truyện tranh phải đủ lớn để học sinh vẽ hình, chú thích, ghi lời thoại ở bên dưới.

  1. Học sinh xác định/lựa chọn các sự kiện chính

Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc xác định các sự kiện chính/nhân vật chính của câu chuyện. Học sinh có thể làm điều này sau khi đọc tài liệu về nội dung bài học hoặc xem các bộ phim tư liệu.

Mỗi hình vẽ trong ô truyện tranh nên có chú thích ngắn gọn giải thích những sự kiện đang xảy ra. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh sử dụng các trích dẫn trong nội dung tài liệu hoặc các câu nói của nhân vật để làm chú thích hoặc lời thoại trong truyện tranh.

  1. Học sinh chia sẻ truyện tranh của mình

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh so sánh truyện tranh của mình với các bạn khác hoặc thuyết trình trước lớp hoặc trong nhóm.

Để tất cả học sinh đều có cơ hội được trình bày, giáo viên có thể cho học sinh treo truyện tranh của mình trên tưởng lớp học, các học sinh sẽ lần lượt di chuyển quanh lớp để quan sát sản phẩm của bạn mình và bình chọn tác phẩm tốt nhất.

  1. Suy ngẫm

Kết thúc hoạt động, giáo viên nên dành một khoảng thời gian để học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, suy ngẫm về hoạt động vừa tiến hành. Một số câu hỏi suy ngẫm học sinh có thể tham

– Tác phẩm truyện tranh của em và của các bạn giống và khác nhau như thế nào?

– Khi thực hiện hoạt động, em cảm thấy bước nào là dễ nhất và khó nhất?

– Em đã sử dụng những kiến thức, kĩ năng nào để hoàn thành hoạt động này?

– Những kiến thức và kĩ năng mới mà em đã học được qua hoạt động này là gì?

– Theo em, hoạt động này có thể được áp dụng trong những trường hợp nào khác?

Nguyễn Hữu Long      

_________________________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.