10 Ý tưởng cho hoạt động củng cố cuối giờ trong dạy học Lịch sử

Hoạt động củng cố cuối giờ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa lại những sai lầm trong quá trình nhận thức đồng thời củng cố luyện tập các kiến thức đã học. Hoạt động này còn là cơ sở giúp cho giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, kĩ năng của bài học.

0 6,275

Hoạt động củng cố cuối giờ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa lại những sai lầm trong quá trình nhận thức đồng thời củng cố luyện tập các kiến thức đã học. Hoạt động này còn là cơ sở giúp cho giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, kĩ năng của bài học.

Dưới đây là 10 gợi ý về cách thức tổ chức hoạt động củng cố (luyện tập) cuối giờ nhằm giúp cho hoạt động này trở nên tích cực và có ý nghĩa hơn đối với quá trình học tập của học sinh.

Ghế nóng

Yêu cầu một học sinh đóng vai một nhân vật lịch sử mà cả lớp vùa mới học.

Mỗi học sinh sẽ đặt một câu hỏi cho nhân vật.

Học sinh ngồi ghế nóng sẽ phải trả lời câu hỏi. Nếu không trả lời được, học sinh có quyền xin sự trợ giúp của giáo viên.

Mỗi câu trả lời đúng, học sinh sẽ được 1 điểm. Mỗi lần yêu cầu sự trợ giúp, học sinh sẽ mất đi 1 điểm.

Mô tả hình ảnh

Giáo viên chọn hình ảnh liên quan đến nội dung bài học (có thể là một tranh biếm họa hoặc một hình ảnh có liên quan đến sự kiện vừa học).

Giáo viên chiếu bức ảnh lên slide trong 2 phút sau đó ẩn bức ảnh đi

Học sinh phải mô tả lại bức ảnh, càng chi tiết càng tốt và nói rõ mối liên hệ giữ nội dung bức ảnh và bài học.

Tóm tắt

Giáo viên đưa ra các từ khóa liên quan đến nội dung bài học (khoảng 5 – 7 từ).

Cho học sinh làm việc theo cặp đôi, nói lại nội dung của bài học trong đó có sự dụng các từ khóa mà giáo viên đã đưa ra.

Hết thời gian, giáo viên có thể mời một vài học sinh đứng lên trình bày trước lớp và đưa phản hồi.

Sắp xếp thông tin

Giáo viên cung cấp cho học sinh một số tấm thẻ, trên đó viết các thông tin liên quan đến bài học bao gồm: sự kiện, thời gian, nhân vật,…

Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm sắp xếp thông tin theo một cách cụ thể, ví dụ: theo thứ tự thời gian, theo các nhóm, thứ tự ưu tiên, ý nghĩa và tầm quan trọng,…

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày và đưa phản hồi về cách sắp xếp của học sinh.

Sử dụng giấy note

Giáo viên phát cho học sinh các tờ giấy note màu vàng (hình vuông, có thể dính được).

Yêu cầu học sinh viết những điều mà chúng đã học được trong buổi học vào tờ giấy note.

Mỗi điều học sinh học được sẽ được viết trên một tờ giấy riêng lẻ.

Học sinh sẽ viết trong khoảng 2 – 3 phút.

Hết thời gian, học sinh sẽ yêu cầu học sinh di chuyển lên bảng và dán những điều mình học được lên bảng của lớp học.

Giáo viên sẽ nhận xét và phản hồi về những điều mà học sinh viết trên tờ giấy note.

Mối quan hệ giữa các sự kiện

Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc từng nhóm.

Giáo viên cho học sinh bốc ngẫu nhiên hai sự kiện bất kỳ có liên quan đến nội dung bài học.

Yêu cầu học sinh giải thích/tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa hai sự kiện này.  Giáo viên nhận xét, phản hồi về phần trình bày của học sinh, chỉnh sửa nếu cần thiết.

Học sinh đóng vai là giáo viên

Cho học sinh thời gian chuẩn bị khoảng 3 – 4 phút để tóm tắt những điều đã học trong buổi học.

Mời một học sinh lên bảng đóng vai là giáo viên sẽ tóm tắt nội dung bài học cho cả lớp.

Học sinh đó cũng thay giáo viên trả lời các thắc mắc mà các học sinh khác đặt ra.

Giáo viên có thể hỗ trợ học sinh đối với những câu hỏi hoặc vấn đề mà học sinh gặp khó khăn/

 

Minh họa hình ảnh!

Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi.

Hãy vẽ một bức hình thể hiện nội dung của bài học (có thể là nhân vật, sự kiện hoặc tranh biếm họa,…)

Học sinh sẽ đổi bức vẽ cho nhau và đoán xem mối liên hệ giữa bức vẽ với nội dung bài học là gì.

Khuyến khích đặt câu hỏi

Yêu cầu học sinh viết ra bất kỳ câu hỏi nào có liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề / lĩnh vực mà cả lớp đang nghiên cứu.

Giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi này để lập kế hoạch cho bài học tiếp theo hoặc sử dụng trong hoạt động khởi động của buổi học sau.

Nếu còn thời gian, giáo viên có thể đọc/chọn một số câu hỏi và hỏi xem có học sinh nào có thể đưa ra câu trả lời hay không.

Trọng tâm vào từ khóa

Đặt một giới hạn thời gian cho học sinh làm việc (khoảng 2 – 3 phút)

Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, viết càng nhiều từ khóa liên quan đến bài học càng tốt.

Học sinh có thể viết từ khóa vào vở hoặc vào một tờ giấy khổ lớn

Giáo viên có thể nhận xét và phản hồi về sản phẩm của một vài học sinh về cách lựa chọn từ khóa và số từ khóa viết được.

Download bản PDF tại đây

Giáo viên Lịch sử

________________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

 

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.