Hoạt động thiết kế bìa sách về cuộc sống của các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về “Hoạt động thiết kế bìa sách về cuộc sống của các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc Khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp” (Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 – Lịch sử 12, Ban cơ bản ). 

0 2,661

“Dưới tác động của cuộc Khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến lớn, xuất hiện những giai cấp mới bên cạnh những giai cấp cũ”. Thường trong hoạt động giảng dạy trên lớp giáo viên mới chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự ra đời, đặc điểm của các giai cấp, thái độ chính trị của họ. Học sinh có thể nắm được nội dung kiến thức nhưng lại khó có được những biểu tượng và xúc cảm lịch sử. Vậy làm thế nào để hướng dẫn, tổ chức học sinh hoạt động giúp học sinh có thể hình dung ra diện mạo, cảm nhận được sâu sắc cuộc sống của các giai cấp trong xã hội trước những biến động của thời cuộc?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về “Hoạt động thiết kế bìa sách về cuộc sống của các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc Khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp” (Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 – Lịch sử 12, Ban cơ bản ).

  1. Hướng dẫn sử dụng

– Hoạt động này được sử dụng sau khi giáo viên đã dạy xong nôi dung kiến thức trên lớp của Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 – Lịch sử 12

– Hình thức: Giáo viên có thể chia nhóm cho học sinh thực hiện trên lớp hoặc giao thành bài tập để học sinh hoàn thành ở nhà

– Thời hạn nộp bài: 1 tuần

  1. Các bước thực hiện

2.1 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

– Sau khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu về sự biến chuyển các giai cấp cũ và sự ra đời của các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2. Giáo viên đặt câu hỏi trao đổi với học sinh: “Em hãy tưởng tượng mình là một nhà tư sản (hoặc địa chủ/công nhân/nông dân/trí thức tiểu tư sản), hãy kể lại cuộc sống hàng ngày của mình thật chi tiết, cụ thể, chia sẻ những suy nghĩ ước mong của em về cuộc sống và những điều lớn lao hơn em có thể làm vì đất nước”.

– Học sinh suy nghĩ, và chia sẻ câu chuyện của mình. Sau đó, trên cơ sở học sinh đã tưởng tượng, tư duy về cuộc sống các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, giáo viên yêu cầu học sinh: Lựa chọn và thiết kế một bìa sách thể hiện cảm nhận của em về cuộc sống của một trong năm giai cấp (địa chủ/tư sản/tiểu tư sản/công nhân/nông dân) trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp.

– Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thiết kế bìa sách: chọn thông điệp, tên cuốn sách, nhà xuất bản, hình ảnh, màu sắc, thiết kế, bố cục… (Giáo viên lưu ý học sinh: có thể thiết kế vẽ tay hoặc thiết kế trên máy tính).

2.2 Học sinh trưng bày sản phẩm

– Học sinh hoàn thiện sản phẩm bìa sách ở nhà. Sau đó giáo viên sẽ tổ chức một buổi triển lãm sách về cuộc sống của các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX trên lớp, sản phẩm sẽ là các tác phẩm bìa sách của học sinh.

– Giáo viên sẽ lựa chọn một số sản phẩm chất lượng và yêu cầu học sinh thuyết trình về bìa sách của mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu tự đánh giá (theo mẫu dưới đây)

– Sau khi tổ chức cho học sinh triển lãm sách cảm nhận của em về cuộc sống của các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, giáo viên có thể đặt ra cho học sinh một số câu hỏi suy ngẫm.

  1. Một số sản phẩm poster của học sinh lớp 11 trường THPT chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương

Lê Lan Vân

 


 

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.