HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VÁC-NA

Khi dạy về chế độ đẳng cấp Vác-na, giáo viên thường có xu hướng nói - kể - tả - minh họa về sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ. Điều này là rất cần thiết, tuy nhiên, nó không giúp học sinh tự hình thành và khám phá kiến thức từ đó không thực sự làm chủ được các nội dung, không hiểu một cách sâu sắc.

0 3,445
Để dạy về chủ đề này, giáo viên có thể cân nhắc việc xây dựng hệ thống câu hỏi, thiết kế thành các phiếu học tập và tiến hành qua các bước cơ bản sau:
1. Giáo viên trao đổi, thảo luận với học sinh về khái niệm “đẳng cấp” và các khái niệm liên quan như “giai cấp” “tầng lớp” “sự phân hóa xã hội”,…
2. Giáo viên đưa ra hai đoạn tư liệu (như hình minh họa) và đặt ra các câu hỏi để hướng dẫn học sinh cách khai thác tư liệu:
• Đoạn tư liệu số 1 cho biết nguồn gốc của sự phân biệt đẳng cấp là do ai tạo ra?
• Đoạn tư liệu 2 cho biết điều gì về chế độ phân biệt đẳng cấp Vác-na?
• Theo em, tại sao người dân chấp nhận và duy trì chế độ phân biệt chủng tộc này? (dựa vào tư liệu 1)
3. Giáo viên sử dụng một đoạn tư liệu khác, giải thích một cách khoa học về sự phân biệt đẳng cấp Vác-na và yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
Đoạn tư liệu cho biết nguồn gốc của sự phân biệt đẳng cấp/phân biệt chủng tính là do đâu?
• So với cách giải thích trong luật Manu, em thấy cách nào hợp lý hơn?
4. Sau khi học sinh đã trả lời các câu hỏi này (trong phiếu bài tập), giáo viên sẽ tổ chức một hoạt động trao đổi thảo luận toàn lớp về các câu hỏi trong phiếu. Học sinh sẽ đồng thời chỉnh sửa vào phiếu của mình.
Ở bước này, giáo viên cũng có thể đưa thêm một số thông tin minh họa, giải thích hoặc liên hệ những ảnh hưởng của sự phân biệt đẳng cấp cho đến ngày hôm nay ở Ấn Độ.
Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu về nội dung của bài học mà còn trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết của quá trình nhận thức và tư duy lịch sử. Đó là năng lực khai thác thông tin từ tư liệu, năng lực so sánh và đối chiếu tư liệu, năng lực phân tích quan điểm và góc nhìn,…
Hi vọng rằng, ý tưởng này sẽ hữu ích với các thầy cô khi áp dụng vào quá trình dạy học trên lớp.
THAM KHẢO BỘ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 6_DỰ ÁN GIÁO VIÊN LỊCH SỬ
(Giáo viên Lịch sử)

_____________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Leave A Reply

Your email address will not be published.